Hé lộ lý do 100% dự án BT-BOT giao thông chỉ định thầu

Theo Thanh tra Chính phủ, 100% dự án BT-BOT giao thông chỉ định thầu với lý do chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án. 
he lo ly do 100 du an bt bot giao thong chi dinh thau
Trạm thu phí số 1QL5 nơi xảy ra vụ việc tài xế dùng tiền lẻ qua trạm. Ảnh minh họa: Di Linh

100% dự án BT-BOT chỉ định thầu

Ngày 6/9, Thanh tra Chính phủ đã công bố công khai kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ GTVT.

Theo Thanh tra Chính phủ, từ khi triển khai đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông đến nay, với hơn 70 dự án đã thực hiện mà không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu.

"100% là chỉ định thầu với lý do chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia (hoặc do tính cấp bách của dự án nhưng không có quy trình, thủ tục đánh giá, xác định thế nào là dự án cấp bách), trong đó có cả nhà đầu tư được lựa chọn chưa đảm bảo năng lực", văn bản nêu rõ.

Điều này dẫn đến việc đàm phán ký kết nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng, giám sát quản lý thực hiện hợp đồng, quản lý vốn đầu tư hết sức phức tạp, nhiều bất cập sai sót, làm hạn chế hiệu quả thực hiện các dự án cũng như chủ trương đầu tư chung.

Cũng theo kết luận thanh tra, quyết định chủ trương đầu tư một số dự án còn bất hợp lý trong cân đối tổng thế và quy hoạch; phê duyệt một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư chưa đúng quy định, còn một số khoản sai lệch.

Bộ GTVT chưa có nghiên cứu đánh giá tổng thể, toàn diện hiện trạng giao thông; coi nặng tiêu chí hoàn vốn dự án, thiếu nghiên cứu hợp lý khả năng nộp phí của đối tượng tham gia giao thông cũng như sự ảnh hưởng đến chi phí hoạt động vận tải, chi phí xã hội trước khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án.

Một số trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh, gây khó khăn đối với người tham gia giao thông trong khi không có sự lựa chọn.

Phần lớn các dự án đầu tư theo hình thức BOT là cải tạo nâng cấp tuyến đường cũ nên càng tăng tình trạng dồn tích phương tiện giao thông ở những khu vực vốn đã đông đúc, không hướng đến việc mở rộng mạng lưới và phân làn giao thông hợp lý.

Công tác lập và phê duyệt Tổng mức đầu tư còn nhiều nội dung chưa đúng chế độ, chưa phù hợp thực tế về: áp dụng đơn giá tiền lương, chế độ phụ cấp; giá và cự ly vận chuyển; cấp loại đất đá, vật liệu, định mức máy móc thiết bị. chi phí dự phòng... Hoặc thiếu hồ sơ, căn cứ về một số nội dung phê duyệt theo cơ sở thực tế.

he lo ly do 100 du an bt bot giao thong chi dinh thau
Nhiều dự án BT-BOT giao thông xác định tổng mức đầu tư sai lệch. Ảnh minh họa: Di Linh

Chỉ tiêu hợp đồng BT-BOT ký kết dưới dạng tạm tính và giả thiết

Theo Thanh tra Chính phủ, về lựa chọn nhà đần tư, đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thiếu chặt chẽ; Nhà đầu tư đã lập, duyệt không đúng nhiều khối lượng, định mức, đơn giá trong dự toán công trình.

Nội dung ký kết các hợp đồng dự án phức tạp, nhiều điểm không cụ thể, mang nặng tính nguyên tắc với nhiều chỉ tiêu hợp đồng ký kết dưới dạng tạm tính và giả thiết sẽ phải tiếp tục đàm phán xác định trong suốt quá trình thực hiện dự án và cả thời gian quản lý khai thác dự án.

Trong khi đó nhà đầu tư không phải chịu rủi ro về doanh thu mà lại được ấn định tỷ lệ lợi nhuận trong hợp đồng. Như vậy, hợp đồng dự án không mang tính thị trường, thiếu bình đẳng giữa các bên hợp đồng.

Tổng vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án trên cơ sở Tổng mức đầu tư; tuy nhiên, kết quả kiểm tra Tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch nên vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án cũng không chính xác. Mặt khác, Dự toán công trình do nhà đầu tư lập, phê duyệt làm cơ sở cho việc ký kết họp đồng thầu và thanh quyết toán xác định chính thức tổng vốn đầu tư khi công trình hoàn thành cũng có nhiều sai lệch.

Việc thanh quyết toán xác định giá trị công trình dự án còn bất hợp lý, hầu hết các công trình dự án hoàn thành giai đoạn xây dựng đã đưa vào khai thác, thu phỉ đêu chậm và chưa quyết toán được theo đúng thời gian hợp đồng.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, kết quả huy động vốn thực hỉện các dự án BT, BOT không đạt được mục tiêu đa dạng các nguồn vốn, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; xác định phưong án tài chính thiếu chính xác, nhất là phương án thu phí giao thông.

he lo ly do 100 du an bt bot giao thong chi dinh thau Vụ trạm thu phí QL5: Vidifi đề nghị Công an tỉnh Hưng Yên điều tra

Liên quan đến vụ dùng tiền lẻ "vây" trạm thu phí QL5, Vidifi đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh Hưng Yên điều ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.