Hướng hoá giải ùn tắc ở nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ

Theo qui hoạch có nhiều đường kết nối giúp tránh ùn tắc ở nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ.

Video các tuyến đường mới theo qui hoạch giúp tránh tắc ở nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 1.

Nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ thời gian gần đây thường xuyên ùn tắc.

Nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ ùn tắc vì đâu?

Như chúng tôi đã đưa tin, thời gian gần đây, nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ thường xuyên ùn tắc hướng về Cầu Giấy vào giờ cao điểm sáng.

Đáng chú ý, tháng 2 vừa qua, liên ngành GTVT và Công an TP Hà Nội có biên bản thống nhất để có giải pháp khắc phục 10 điểm ùn tắc giao thông mới phát sinh trên địa bàn thành phố.

Trong đó, nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ là một trong 10 điểm ùn tắc giao thông mới phát sinh trên địa bàn Hà Nội.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nút giao nêu trên bắt đầu ùn tắc trong khoảng một năm trở lại đây. Nhiều người dân cho biết, ùn tắc có nguyên nhân do cấm xe ô tô vào đường Lê Đức Thọ.

"Từ khi thi công đường đua F1 và cấm xe, nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ ùn tắc thường xuyên và nặng hơn", anh Nguyễn Xuân Kiểu (Minh Khai, Bắc Từ Liêm) chia sẻ.

Theo anh Kiểu, việc cấm ô tô vào đường Lê Đức Thọ khiến buổi sáng nhiều phương tiện tải trọng lớn, xe khách phải đi về cầu vượt Mai Dịch rồi mới ra được đường Phạm Hùng thay vì lộ trình Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo - Đại lộ Thăng Long.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 2.

Nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ đang là điểm ùn tắc mới phát sinh.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 4.

Người dân chật vật qua nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ vào giờ cao điểm sáng.

"Mặc dù Sở GTVT có phân luồng phương tiện đi lối Phạm Hùng hoặc đường 70 nhưng đường 70 nhỏ hẹp, thường xuyên ùn tắc nên nhiều người chọn đi đường 32 về Phạm Hùng, điều này càng khiến đường Hồ Tùng Mậu tắc hơn", anh Mai Văn Hiến (35 tuổi, một tài xế xe tải) nói.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của chúng tôi, đường 32 và nhất là đoạn Hồ Tùng Mậu đang phải gánh lượng phương tiện lớn khi đây là tuyến đường cửa ngõ phía Tây Thủ đô. Hàng ngày, người dân từ các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng về nội đô phải di chuyển trên tuyến đường này.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 3.

QL32 là trục chính phía Tây của nhiều huyện như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ để người dân di chuyển vào nội đô.

Ngoài ra, xung quanh khu vực nút giao có khá nhiều chung cư, khu đô thị hàng vạn dân cũng khiến nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ "nghẹt thở" vào giờ người dân đi làm.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 4.

Xung quanh nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ có nhiều chung cư, KĐT như Goldmark City.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 5.

Hàng loạt dự án chung cư cao tầng trên đường Lê Đức Thọ gần nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 6.

Trên đường Nguyễn Cơ Thạch hướng ra Hồ Tùng Mậu cũng có nhiều dự án chung cư.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào?

Theo tìm hiểu, tháng 4/2020, đường đua F1 Mỹ Đình sẽ khởi tranh. Như vậy, sau khi giải đua kết thúc, đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo sẽ không còn cấm xe ô tô tải trọng lớn. Điều này sẽ giúp các phương tiện có lối thoát và giúp nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ bớt ùn tắc.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 7.

Qui hoạch các tuyến đường mới xung quanh nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ. (Nguồn ảnh: Quyhoach.hanoi.vn).

Bên cạnh đó, theo qui hoạch, xung quanh nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ có một số tuyến đường mới như Nguyễn Cơ Thạch kéo dài (qua KĐT Goldmark City) nối với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.

Đáng chú ý, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài sẽ giao cắt với QL32 đoạn Văn Tiến Dũng. Như vậy, phương tiện từ QL32 có thể theo tuyến đường này vào nội đô.

Bên cạnh đó, khi xảy ra ùn tắc, phương tiện cũng có thể di chuyển trên đường Nguyễn Cơ Thạch kéo dài - Hoàng Quốc Việt kéo dài - Trần Vỹ...

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 8.

Trong tương lai, phương tiện có nhiều sự lựa chọn khi có đường mới.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 9.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 10.

Đường Hoàng Quốc Việt kéo dài theo qui hoạch khi xây dựng sẽ giúp giảm tải cho nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ.

Ngoài ra, theo qui hoạch, đường Lê Đức Thọ và Nguyễn Cơ Thạch cũng sẽ có một tuyến đường nối qua hồ điều hòa. Hiện tuyến đường này đã hoàn thiện đến tòa nhà Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội và chỉ còn vài chục mét thông sang đường Nguyễn Cơ Thạch.

Với tuyến đường này, người dân có thể di chuyển về Lê Đức Thọ thay vì phải đi về nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 11.

Tuyến đường nối Lê Đức Thọ với Nguyễn Cơ Thạch (màu đỏ) đã thi công chỉ còn vài chục mét đoạn Nguyễn Cơ Thạch.

Ngoài các tuyến đường mới theo qui hoạch, trục đường 32 từ Nhổn về Cầu Giấy có tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

Hiện tại, tuyến đường sắt này đã thi công xong phần trên cao vào tháng 4/2021. Khi đó, lượng người dân di chuyển bằng tàu điện sẽ giúp nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ tránh được ùn tắc do giảm bớt phương tiện cá nhân.

Tránh tắc nút giao Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ như thế nào? - Ảnh 14.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chạy bên trên đường Hồ Tùng Mậu sẽ giúp giảm tải tuyến đường này trong tương lai.