JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông

Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết nội dung trên trong buổi giải đáp các vấn đề liên quan đến đề xuất cải tạo sông Tô Lịch diễn ra ngày 22/9.

Cụ thể, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết dự án trên đang ở giai đoạn xin chủ trương nghiên cứu đề xuất dự án cải tạo sông Tô Lịch. Phía JVE mới báo cáo UBND TP Hà Nội về chủ trương thực hiện và đang chờ văn bản trả lời chính thức từ lãnh đạo TP.

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT JVE Nguyễn Tuấn Anh. (Ảnh: Hoàng Anh)

Theo vị này, dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch" có địa điểm thực hiện nằm trong khuôn viên dọc sông Tô Lịch chảy qua trung tâm TP Hà Nội.

Ông Tuấn Anh cho biết, dự án này không tác động đến khu dân cư khu vực dọc chiều dài hai bên sông. Dự án cải tạo theo kích thước thực tế các khu vực.

Cụ thể, xây dựng hành lang dọc sông, kè bờ (kè thẳng đứng, bỏ phần mái cỏ hiện nay sau đó kè đáy khu vực sát hai bên bờ sông tạo hành lang đi dạo), không kè đáy lòng sông mà để tự nhiên).

Giữ nguyên chiều rộng lòng sông, không thu hẹp lòng sông mà để tự nhiên. Xử lí tận gốc mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm ở bên trong và bên ngoài.

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 2.

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 3.

(Ảnh: Jvegroup)

Phần xử lí ô nhiễm bên trong (mùi, bùn đáy, chất ô nhiễm hữu cơ) sử dụng Công nghệ Bio-Nano Nhật Bản.

"Phần xử lí ô nhiễm bên ngoài và cấp nước bổ cập sẽ kết hợp, phối hợp đồng bộ với các Dự án mà TP đã và đang triển khai như hệ thống thu gom nước thải bằng cống ngầm dưới lòng sông và cấp nước bổ cập trở lại cho sông bằng nước sau xử lí của Dự án Hệ thống xử lí nước thải Yên Xá đảm bảo không chồng chéo Dự án để tránh lãng phí chi phí đầu tư.

Xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm ngầm thoát lũ chống ngập tương tự hệ thống tại Tokyo (Nhật Bản) cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch", ông Tuấn Anh thông tin.

Đáng chú ý là vị này cho biết Công ty JVE và liên danh Tổng thầu Nhật Bản không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với TP như về việc ưu đãi thuế hay khai thác dự án...

"Nếu vì lợi nhuận JVE và đối tác sẽ chọn hướng đầu tư khác chứ không đầu tư vào sông Tô Lịch vì đây là nơi nhạy cảm, được dư luận quan tâm", Chủ tịch HĐQT JVE khẳng định.

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 4.

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 5.

Một đoạn sông Tô Lịch nhìn từ trên cao. (Ảnh: Hoàng Anh)

Liên quan đến vấn đề duy trì việc vận hành dự án sau khi hoàn thành, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết các công tác vận hành của dự án sẽ sử dụng nguồn năng lượng sạch từ các tấm pin mặt trời trên mái của các bãi xe dọc sông Tô lịch để tiết kiệm chi phí.

"Ngoài ra, TP Hà Nội cũng sẽ tổ chức các dịch vụ du lịch, sự kiện trên toàn bộ khu vực của "Công viên Lịch sử - Văn hoá – Tâm linh Tô Lịch" để có thể hình thành nên phần kinh phí còn lại cho việc vận hành dự án này.

Đây là Dự án thuộc nhóm lĩnh vực công ích của TP, nên sẽ do cơ quan ban ngành của Thành phố quản lí, vận hành, khai thác hoặc có cơ chế phối hợp với đơn vị bên ngoài...", ông Tuấn Anh thông tin.

Về phương án tài chính, tổng mức đầu tư, đại diện JVE cho biết sẽ công bố chi tiết sau khi dự án được TP Hà Nội phê duyệt. Vị này cũng khẳng định nguồn vốn của dự án từ phía Nhật Bản.

"Thời gian dự kiến thực hiện dự án trong khoảng từ năm 2021-2026 nếu được thông qua chủ trương đầu tư", ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi, GS TSKH Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, ông đánh giá dự án này hoàn toàn khả thi.

"Chúng ta cần phải kiên trì trước thực trạng đang ngày càng xấu đi của dòng sông. Dự án cải tạo sông Tô Lịch ở đây không chỉ riêng về vấn đề văn hoá.

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 6.

GS Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật. (Ảnh: Hoàng Anh)

Tất nhiên, quá trình làm không dễ dàng bởi sông quá ô nhiễm chúng ta phải kiên trì, vừa làm vừa học vừa cải tạo bởi điều kiện khí hậu, môi trường tại Việt Nam khác Nhật Bản, Hàn Quốc...

Tuy nhiên, việc cải tạo cải tiến dần để cuối cùng biến dòng sông này biến thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch có lợi cho Hà Nội, Việt Nam, quốc tế...", ông Huỳnh chia sẻ.

Đồng quan điểm, GS TS NGND Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường cũng cho biết ủng hộ dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

JVE: 'Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch' là dự án công ích, không tác động cư dân hai bên sông - Ảnh 7.

GS TS NGND Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường. (Ảnh: Hoàng Anh)

"Sông Tô Lịch có chiều dài 13 km nhưng có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng. Chúng tôi ủng hộ dự án này đặc biệt từ phía Nhật Bản đang hỗ trợ một số dự án trong vấn đề xử lí nước thải môi trường tại Việt Nam. Mong dự án sẽ mang lại kết quả khả quan

Với kết quả của thí điểm ở sông Tô Lịch khả quan sẽ là tiền đề để dự án này có thể sớm triển khai", ông Nhuệ cho biết thêm.

Sông Tô Lịch dài khoảng 13 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải.

Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí xả xuống sông Tô Lịch.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.