Đề xuất dự án cải tạo sông Tô Lịch thành 'Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh'

Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đề xuất phương án biến sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh” bằng nguồn vốn và công nghệ Nhật Bản.
Mô phỏng công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” tương lai. (Ảnh: JVE).

Mô phỏng công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” tương lai. (Ảnh: JVE).

Ngày 15/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Những năm qua, sông Tô Lịch luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo rất quyết liệt các cơ quan chuyên môn, ban ngành của thành phố đưa ra nhiều giải pháp để xử lí vấn đề này. 

Chuyên gia Nhật Bản nhận định, để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề như: vấn đề thu gom nước thải; cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; vấn đề xử lí triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối; xử lí tầng bùn đáy và nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão; sự bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh, du lịch...

Cảnh quan khu vực Triều đại Nhà Lý tại Công viên Tô Lịch. (Ảnh: Dân trí).

Cảnh quan khu vực Triều đại Nhà Lý tại Công viên Tô Lịch. (Ảnh: JVE).

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE cho biết: "Nội dung hết sức quan trọng là xây dựng hệ thống cảnh quan "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" và đề xuất xây dựng hệ thống thoát lũ chống ngập đặt ngầm sâu dưới lòng sông. Hệ thống khổng lồ đặt ngầm bên dưới lòng sông Tô Lịch tương tự như hệ thống chống ngập khổng lồ tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản".

Thời gian tới sẽ tổ chức hội thảo và mời đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để cùng tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước về Đề án có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của Hà Nội và góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản”.

Cảnh quan người dân dạo mát hai bên bờ sông Tô Lịch theo hướng đề xuất. (Ảnh: Dân trí).

Cảnh quan người dân dạo mát hai bên bờ sông Tô Lịch theo hướng đề xuất. (Ảnh: JVE).

Trước đó, tháng 5/2019, một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây đã được thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản; kết quả bước đầu khá tích cực. Chất lượng nước khu thử nghiệm 36/36 chỉ tiêu đạt qui chuẩn Việt Nam (QCVN). Mùi hôi thối sông Tô Lịch giảm 200 lần, Hồ Tây giảm 30 lần. 

Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889, người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để qui hoạch lại phố phường.

Hiện nay, sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí xả xuống sông Tô Lịch.


chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.