3 vị trí sắp xây cầu vượt qua sông Tô Lịch cho người đi bộ

TP Hà Nội dự kiến sẽ chi khoảng 36 tỉ đồng để xây 3 cầu vượt sông Tô Lịch cho người đi bộ kết hợp cho người đi xe đạp trong năm 2019-2020.

Sông Tô Lịch dài gần 15 km, chảy qua các quận huyện gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Thanh Trì. 

Dọc tuyến đường Láng bên bờ sông Tô Lịch hiện nay có nhiều điểm dừng chờ xe buýt, song việc bố trí các nhà chờ còn cách xa các cầu vượt sông hiện có, gây khó khăn cho người đi bộ từ đường Láng qua đường Nguyễn Khang, Nguyễn Ngọc Vũ. 

Để giải quyết tình trạng nói trên, từ cuối năm 2019, Hà Nội đã có kế hoạch chi hơn 36 tỉ đồng từ ngân sách TP để xây 3 cầu vượt cho người đi bộ kết hợp cho người đi xe đạp qua sông Tô Lịch. Các cây cầu này dự kiến sẽ được xây dựng trong năm nay. Dưới đây là vị trí làm 3 cầu vượt nói trên.

1. Cầu vượt sông Tô Lịch nằm giữa nút giao Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng và Láng Hạ - Lê Văn Lương

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 4.

Cầu vượt đi bộ sông Tô Lịch đầu tiên có chiều dài 40 m sẽ được xây dựng, nằm giữa cầu Trung Hòa (Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng) và Cầu Hòa Mục (Láng Hạ - Lê Văn Lương). Khu vực này có chung cư 169 Nguyễn Ngọc Vũ và trường THPT Anhxtanh, do đó cần thiết có cầu vượt đi bộ qua sông.

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 5.

Ở bờ sông đối diện cũng sẽ có cầu vượt đi bộ qua đường Láng. Khu vực này có các tuyến bus số 16, 24, 27 và 50 chạy qua.

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 6.

Cầu vượt đi bộ qua đường Láng được xây dựng trước chợ Láng Hạ sẽ giúp người dân di chuyển qua đường Láng - Nguyễn Ngọc Vũ thuận lợi hơn đáng kể, thay vì phải vòng lại cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương như hiện nay.

2. Cầu vượt sông Tô Lịch nằm giữa nút giao Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng và cầu 361

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 7.

Cầu vượt qua sông Tô Lịch tiếp theo nằm giữa cầu 361 (đường đi Vũ Phạm Hàm) và cầu Trung Hòa (cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng). Hai cầu này hiện cách nhau khá xa, khoảng hơn 600 m. (Ảnh chụp từ cầu Trung Hòa, phía xa là cầu 361).

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 8.

Vị trí trước ngõ 79 Nguyễn Khang sẽ có cầu vượt qua sông Tô Lịch.

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 9.

Đồng thời, ở bờ sông đối diện cũng sẽ có cầu vượt đi bộ qua đường Láng nằm ở nút giao với phố Pháo Đài Láng. Các trạm xe bus gần nhất có các tuyến số 16, 24, 68 đi qua.

3. Cầu vượt sông Tô Lịch nằm giữa cầu Cót và cầu 361

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 10.

Cầu vượt qua sông Tô Lịch thứ 3 cũng có chiều dài khoảng 40 m, nằm giữa cầu Cót và cầu 361, trước nhà số 221 Nguyễn Khang.

Những địa điểm sẽ xây cầu qua sông Tô Lịch cho người đi bộ - Ảnh 11.

Tuy nhiên, ở bờ sông đối diện sẽ không có cầu vượt đi bộ qua đường Láng, mà chỉ có đường cho người đi bộ và nhà chờ xe bus, có các tuyến 09B, 09BCT, 16, 24 và 68.

 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.