'Đoạn đường gốm sứ bị phá dỡ là bất khả kháng, sẽ được phục hồi đẹp hơn'

Đây là thông tin từ Ban quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tại cuộc họp Thành ủy chiều nay 9/6.
Hà Nội: Gần 300 m đoạn đường gốm sứ bị phá dỡ là bất khả kháng, sẽ có kế hoạch phục hồi - Ảnh 1.

Đoạn đường gốm sứ trên trục đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Ảnh: Hoàng Huy).

Cụ thể, Ban quản lí dự án đã báo cáo và UBND TP Hà Nội đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường đê chắn đê BTCT (tường chịu lực) sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt tường BTCT mới.

Trước đó, để triển khai giai đoạn bổ sung của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - Thanh Niên, khoảng gần 300 m con đường gốm sứ từ nút Khách sạn Thắng Lợi đến ngã ba Xuân Diệu đã bị phá dỡ để phục vụ cho việc mở rộng đường đê hiện tại.

Vấn đề này Ban quản lí dự án đã họp và lấy ý kiến các Sở Ngành liên quan xem xét quá trình thẩm định, phê duyệt phương án. Mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải thống nhất phải phá và thay thế một đoạn đê gốm sứ, vấn đề này là bất khả kháng.

Bên cạnh đó, Ban quản lí dự án cũng nhấn mạnh, tổng diện tích đoạn đường gốm sứ bị phá dỡ khoảng 691 m2, chiều dài gần 300 m, không phải gần 600 m như các thông tin đã đưa trước đó.

Cũng theo đơn vị này, chiều dài tường BTCT là rất lớn, đồng nghĩa với việc tranh gốm sứ cũng sẽ được phục hồi nhiều hơn. Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển con đường gốm sứ ngày càng đẹp hơn.

Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông tại quận Ba Đình và Tây Hồ được TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 3376/QĐ-UBND ngày 24/6/2019.

Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1 đoạn từ nút giao Yên Phụ đến nút giao Khách sạn Thắng Lợi, TP Hà Nội tiếp tục đầu tư cải tạo mở rộng mặt đê giai đoạn 2 từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân (chiều dài 3,7 km).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.