Vì sao hơn 600 m 'con đường gốm sứ' buộc phải phá dỡ?

Con đường gốm sứ lập Kỉ lục Guinness thế giới bị phá bỏ hơn 600m để phục vụ công trình mở rộng đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Vì sao hơn 600 m 'con đường gốm sứ' buộc phải phá dỡ? - Ảnh 1.

Hơn 600 m “con đường gốm sứ” bị buộc phải phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân

Liên quan đến hơn 600 m chiều dài tranh “con đường gốm sứ” đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ, chiều nay (8/6) trao đổi với Báo Giao thông ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban quản dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, mục đích phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân.

Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, việc phá dỡ này nhằm phục vụ thi công giai đoạn hai của dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên (đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân), tổng chiều dài 3,7 km. Đây là dự án đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách, giải tỏa ùn tắc, kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình, được HĐND TP phê duyệt cuối năm 2018.

"Để đảm bảo cho công trình được mở rộng và xây dựng tường chắn bê tông cốt thép bên phải phía ngoài đê để thay thế một phần đê đất, kết hợp với mở rộng mặt đường đê, cải tạo và chỉnh trang hệ thống đường gom dân sinh hai bên thì hơn 600m đường gốm sứ buộc phải phá bỏ. 

Trước khi tiến hành phá dỡ chúng tôi đã xin phép UBND TP. Hà Nội và thông báo cho tác giả con đường gốm sứ. Khi dự án hoàn thiện sẽ có tường chắn bê tông cốt thép cao, rộng hơn, nếu nghệ sĩ muốn tiếp tục trang trí, chúng tôi sẽ giúp đỡ họ để làm đẹp cảnh quan đô thị", ông Tuấn khẳng định.

Được biết, "con đường gốm sứ" bắt đầu thực hiện năm 2008, có chiều dài gần 4.000 m, diện tích 7.000 m2, từ đường Nghi Tàm đến cửa khẩu Vạn Kiếp. Bức tranh có 21 trường đoạn với nhiều chủ đề, ghép từ các mảnh gốm lên tường ven đê sông Hồng. Năm 2010, công trình hoàn thiện gắn biển kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; được Tổ chức Guinness thế giới công nhận đây là "bức tranh gốm dài nhất thế giới".

Năm 2015, UBND TP Hà Nội nghiên cứu Dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên, với tổng mức đầu tư hơn 815 tỉ đồng. Giai đoạn một, dự án đã xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, đưa vào sử dụng tháng 10/2018. 

Giai đoạn hai của dự án được khởi công cuối tháng 12/2019, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân, tổng chiều dài 3,7 km, được mở rộng mặt đê, thay một phần đê đất bằng tường chắn bê tông cốt thép.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.