Kế hoạch sử dụng đất thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai năm 2021

Những khu đất được đưa vào kế hoạch sử dụng đất, tức sắp được thu hồi, chuyển đổi mục đích để thực hiện dự án ở thị trấn Gia Ray.

Gia Ray là một thị trấn thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Thị trấn có diện tích 13,96 km², dân số năm 2015 là 23.547 người, mật độ dân số đạt 1.687 người/km². Thị trấn nằm trên trục đường quốc lộ 1A nên có điều kiện về giao thông vận tải đường bộ thuận lợi. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của thị trấn Gia Ray hầu như chỉ có buôn bán nhỏ lẻ cộng với sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).

Kế hoạch sử dụng đất thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai năm 2021 - Ảnh 1.

Thị trấn Gia Ray trên bản đồ Google vệ tinh.

Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Xuân Lộc do UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt ngày 31/12/2020, thị trấn Gia Ray hiện có nhiều dự án sẽ thu hồi đất để triển khai, bao gồm các dự án sau:   

- Chuyển từ các loại đất nông nghiệp sang đất ở phục vụ nhu cầu về đất ở phát sinh.

- Chuyển từ đất lúa sang đất ở phục vụ nhu cầu về đất ở phát sinh trong năm của các xã, thị trấn.

- Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm.

- Chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm.

- Chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm.

- Chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác.

- Trụ sở làm việc Đội Cảnh sát PCCC huyện Xuân Lộc.

- Đền thờ Liệt sỹ.

- Trường TH Bán Trú.

- Mở rộng nút giao thông giữa đường Hùng Vương và Quốc lộ 1 (trước bưu điện huyện).

- Đường Nguyễn Thị Minh Khai.

- Khu dân cư theo quy hoạch.

- Nhà văn hóa khu Phố 1.

Xem chi tiết Danh mục các dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Xuân Lộc TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Cập nhật kế hoạch sử dụng đất thị trấn Gia Ray TẠI ĐÂY

 

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.