Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Doãn Mậu Diệp. |
Phiên họp thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 khép lại với khoảng cách đề xuất của hai bên (đại diện cho người sử dụng lao động và đại diện cho người lao động) là 8%.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Doãn Mậu Diệp cho biết, phiên họp hội đồng về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 là “sân chơi” của chủ sử dụng lao động và người lao động.
Nhà nước ở giữa để thúc đẩy để hai bên thương lượng và thỏa thuận và đi đến tiếng nói chung.
Tuy nhiên, Nhà nước cũng có mục tiêu nhằm cải thiện đời sống người lao động và cũng muốn nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Ở đây, Nhà nước không thể hi sinh quyền lợi người lao động cho doanh nghiệp được và ngược lại.
Các chính sách được đề ra vẫn giữ được việc làm và doanh nghiệp vẫn tồn tại, phát triển, đời sống người lao động cải thiện, ông Diệp nhấn mạnh.
Đánh giá về phiên thứ nhất thảo luận về vấn đề tiền lương, ông Diệp cho hay, tại phiên họp hội đồng tiền lương hôm nay (9/7), các bên đưa ra căn cứ, lập luận riêng của mình. Nhà nước có sự thúc đẩy, can thiệp để không khí trao đổi thiện chí.
Theo ông Diệp, năm nay, trao đổi rất thiện chí, không quá căng thẳng.
Tuy nhiên, giống như mọi năm, câu chuyện thương lượng trong hội đồng tiền lương quốc gia luôn chia thành 2 cực.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn mong muốn đời sống người lao động được cải thiện, đề xuất mức tăng khá cao.
Trong khi, người sử dụng lao động luôn muốn tăng ở mức thấp, thậm chí là không tăng để cải thiện năng lực cạnh tranh.
Hiện bộ phận kỹ thuật đã đưa ra phương án tăng 5,3%, nhưng đây cũng chỉ là đề xuất để Hội đồng tiền lương Quốc gia cân nhắc, ông Diệp cho hay.
Nói về lộ trình tăng lương tối thiểu, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng, phương án của kỹ thuật vẫn đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 tiền lương đảm bảo mức sống tối thiểu.
Theo như tính toán này, dự vào nhu cầu về lương thực thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng thì phải tính toán lương tối thiểu vùng tăng từ 8,4-10,4% từ nay đến năm 2020.
Như vậy lộ trình tăng lương tối thiểu có thể chia đều hoặc hiện tại tăng nhanh lên, năm sau tăng chậm lại.
Để hai bên thương lượng và tìm được tiếng nói chung, cần tiến hành 2-3 phiên thảo luận nữa. Dự kiến, phiên thảo luận về tiền lương tiếp theo diễn ra sau 2 tuần.
Ông Diệp nhận định: "Năm nay, mức tăng lương tối thiểu vùng khó thể bằng năm ngoái vì có nhiều rủi ro khác như tỉ giá đang tăng…".
Theo báo cáo đề xuất mức LTTV năm 2019 của Tổng LĐLĐVN, Tổng LĐ đề xuất phương án tăng LTTV năm 2019 là 8,0% (tăng từ 220 – 330 nghìn đồng).
Cụ thể, vùng 1 tăng từ 3.980.000 đồng lên 4.310.000 đồng (tăng 330.000 đồng); vùng II tăng từ 3.530.000 đồng lên mức 3.810.000 đồng (tăng 280.000 đồng); vùng III tăng từ 3.090.000 đồng lên 3.330.000 đồng (tăng 240.000 đồng); vùng IV tăng từ 2.760.000 đồng lên mức 2.980.000 đồng (tăng 220.000 đồng). Theo tính toán của Tổng LĐ, phương án này sẽ đáp ứng được 95,4% nhu cầu sống tối thiểu.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết: “Đa phần những ý kiến của các hiệp hội DN đều cho rằng chưa nên điều chỉnh mức LTTV trong năm 2019 để tạo điều kiện cho DN bồi dưỡng, nâng cao năng lực chi trả.
Đồng thời, dùng các kinh phí (nếu có) để phục vụ cho việc đào tạo cũng như nâng cao năng lực, tay nghề cho NLĐ nhằm đáp ứng được yêu cầu của DN, từ đó có thể tăng được năng suất lao động.
'Nóng' ngay từ phiên họp thứ nhất bàn về điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng 2019
Chiều 9/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 dưới sự ... |
3 tin vui cho công chức, viên chức từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức. |
Nửa tháng lương không mua nổi hộp trứng ở Venezuela
Nửa tháng lương tối thiểu ở Venezuela khoảng 2 triệu bolivar, không đủ mua một hộp 36 quả trứng với giá đến 3 triệu bolivar. 00:07| ... |