Khánh Hòa di dời gần 2.500 dân trước giờ bão số 6 đổ bộ

Tính đến trưa 10/11, Khánh Hòa đã tiến hành di dời 627 hộ/2.331 dân khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở trước khi bão số 6 đổ vào đất liền.
IMG_20191109_111457_021

Người dân khu vực sạt lở tại xã Phước Đồng - TP Nha Trang đã được di dời đến nơi an toàn trước khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền. (Ảnh: Khải An).

Cưỡng chế nếu dân không đi

Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương có hơn 276 điểm xung yếu có khả năng ảnh hưởng do mưa lũ, ngập lụt. Trong đó có 102 điểm có nguy có sạt lở đất với tổng số dân dự kiến sơ tán 3.800 hộ/15.500 dân.

Theo đó, chính quyền địa phương các cấp đã tiến hành di dời di dời 627 hộ/2.331 dân khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở. Trong đó, nhiều nhất là TP Nha Trang với hơn 1.400 dân buộc dì dời. Trong tình hình thời tiết xấu hơn sẽ tiếp tục di dời dân.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang cho biết, TP đã chỉ đạo UBND các xã, phường khẩn trương, kiên quyết di dời dân ra khỏi khu vực xung yếu, nguy cơ sạt lở, ngập sâu đến vị trí an toàn; các ngư dân, các hộ đang nuôi trồng thủy sản trên các lồng, bè trên biển bắt buộc phải trở vào bờ trước 12 giờ ngày 10/11 cho đến khi hết bão.

bao so 6 (1)

Bí thư tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đi kiểm tra đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 6 tại thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh. (Ảnh: Khải An)

Trong sáng 10/11, ông Nguyễn Khắc Định – Bí thư tỉnh Khánh Hòa và các lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 6 tại thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.

Ông Nguyễn Khắc Định chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương phải khẩn trương di dời toàn bộ những hộ dân nằm sát biển về nơi an toàn; bố trí lực lượng túc trực vừa bảo vệ tài sản và nghiêm cấm không cho dân quay về nhà.

Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không được chủ quan ra biển đánh bắt hải sản; chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ nhân dân di dời về nơi an toàn.

Ngư dân Phú Yên căng mình gia cố lồng bè

Sáng 10/11, tại TX Sông Cầu - Phú Yên, mặc trời mưa to, gió lớn nhưng hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản trên đầm Cù Mông vẫn cố gắng gia cố lồng bè, bảo vệ số cá tôm đang nuôi. Nhiều hộ thu hoạch số cá, tôm trong các lồng di chuyển vào trong các lồng kín ở các đìa cao hơn để bảo vệ tài.

bao so 6 (4)

Ngư dân Phú Yên thu hoạch sớm để đảm bảo tài sản. (Ảnh : Trần Trung)

"Cơn bão số 5 vừa rồi mình chủ quan, nên không chuyển số cá vào. Khi bão vào nước dâng cao làm cá bớp đi hết, thiệt hại gần 700 triệu. Giờ còn khoảng hơn 2.000 con mình phải giữ chứ không làm mất trắng", ông Phan Sông Thu, thôn Hòa Phú – Xuân Hòa – TX. Sông Cầu cho biết.

Trưởng phòng kinh tế TX. Sông Cầu - ông Đỗ Văn Chính cho biết địa phương có hơn 3.000 hộ nuôi trồng thủy sản lồng, bè với gần 2.000 bè nổi, 70.000 lồng tôm hùm thịt, 23.800 lồng tôm hùm ươm và gần 6.000 lồng cá biển.

"Hiện nay bà con đã và đang tích cực chằng chống, gia cố ngay tại vị trí nuôi; lồng nuôi thả sệt sát đáy để tránh gió, nước lũ. Sau khi gia cố, các chủ lồng bè sẽ di dời vào bờ trước 12h trưa nay", ông Chính cho biết.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.