Khi gặp cướp trên đường, trẻ em cần làm gì để bảo đảm an toàn?

Nếu con mình trên đường đi học gặp phải kẻ trộm cướp, bố mẹ nhất thiết phải dạy con tuyệt đối tránh những hành động dưới đây để bảo đảm an toàn cho mình.
khi gap cuop tren duong tre em can lam gi de bao dam an toan 7 chi nhánh của Langmaster không nằm trong danh sách cấp phép của Hà Nội?
khi gap cuop tren duong tre em can lam gi de bao dam an toan Trung tâm tiếng Anh Langmaster sẽ phải bồi thường vì 'đạo' bài giảng?
khi gap cuop tren duong tre em can lam gi de bao dam an toan Các trường phổ thông ngoài công lập mừng rỡ vì sắp được 'cởi trói' tuyển sinh
khi gap cuop tren duong tre em can lam gi de bao dam an toan Vụ giáo viên Tiếng Anh chửi học viên là con lợn: Phạt 25 triệu đồng, dừng giảng dạy

Sự việc hai 'hiệp sĩ đường phố' ở TP HCM tử vong sau khi dũng cảm truy cản một nhóm đối tượng cướp xe máy tối 13/5 khiến cho nhiều người bàng hoàng, đau xót.

Là một trong những kĩ năng cần thiết với con trẻ, việc xử lý tình huống nếu chẳng may gặp phải kẻ cướp giật trên đường đi học cũng khiến nhiều phụ huynh cảm thấy băn khoăn.

Trao đổi với chúng tôi, TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đưa ra một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ học sinh.

TS Hương phân tích: "Chúng ta cần phân biệt làm hai trường hợp, một là trẻ nhìn thấy kẻ cướp cướp giật đồ của người khác; hai là chính cháu bé đó bị bọn cướp cướp giật đồ.

Nếu là tình huống kẻ cướp cướp đồ của người khác (trường hợp này tạm coi kẻ cướp và người bị cướp đều là người lớn), lúc này trẻ nên tránh xa. Bởi chúng ta cũng không yêu cầu trẻ phải cứu giúp người khác, nhất là trong những tình huống mà ngay cả người lớn cũng không thể xử lý được.

Bố mẹ nên dặn trẻ phải trẻ tránh xa khu vực xảy ra vụ cướp ở một phạm vi đủ xa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Lúc này trẻ có thể thông báo bằng cách nhắn tin, gọi điện hoặc tương tự để cầu cứu sự giúp đỡ của người lớn như cảnh sát, bảo vệ dân phố tới can thiệp... Nhiều trường hợp trẻ em cũng góp phần đắc lực vào những vụ bắt kẻ cướp thông qua việc thông báo này.

Điều đầu tiên tôi cần nhấn mạnh là bố mẹ cần dạy trẻ cách tự thoát thân. Nếu nhìn thấy cảnh cướp giật thì tốt nhất không nên nhảy vào mà nên đứng tránh xa và thoát ra ngoài. Trong những trường hợp kẻ cướp bị dồn đến bước đường cùng, bọn chúng có thể làm hại đến tính mạng của những người xung quanh. Không loại trừ khả năng chúng sẽ bắt cóc một ai đó để gây uy hiếp, và trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ cao để chúng ra tay lúc đó.

Nếu lúc đó, trẻ đến gần rồi la hết kêu cứu thì bọn tội phạm cướp giật hoàn toàn có thể nhảy ra giữ lấy đứa trẻ đó làm con tin để uy hiếp mọi người hòng thoát thân. Bố mẹ cần dạy con tuyệt đối tránh hành động này".

Cũng theo vị nữ tiến sĩ, nếu trẻ em là đối tượng bị cướp giật, thì việc đầu tiên là trẻ nên nhường ngay vật mà đang bị cướp cho kẻ cướp đó cho dù tài sản đó đắt tiền đến mức độ nào. Tất cả phải đảm bảo an toàn là số 1 cho mình. Khi kẻ cướp đi một quãng đường xa đủ để an toàn cho trẻ thì mới nên hô hoán có cướp và chỉ về hướng kẻ cướp di chuyển để người lớn hỗ trợ.

Những người lớn mà chúng ta nên khuyên trẻ nhớ để tìm đến để cầu cứu khi cần thiết có thể là các chú công an, bác bảo vệ mặc đồng phục ở các cửa tiệm lớn hoặc những người phụ nữ lớn tuổi. Bởi, ở những người phụ nữ này họ có bản năng bảo vệ trẻ em vì ít ra cũng có con có cháu rồi.

"Ở một góc độ nào đó, lực lượng Công an có bắt có kẻ cướp hay không vẫn không quan trọng bằng việc đảm bảo an toàn cho trẻ em hay không. Tất cả phải tính tới phương án an toàn thì mới tính đến chuyện bắt cướp. Nếu bất chấp tất cả để bắt được cướp mà trẻ em cũng bị hại thì cũng như không.

Nếu kẻ cướp giật đi xe máy, trẻ cần tạo khoảng cách an toàn thì mới tri hô có cướp để được giúp đỡ. Nếu không, kẻ cướp có thể quay lại rất nhanh để đe dọa đứa trẻ. Trường hợp bị cướp ở những nơi vắng vẻ, trẻ tuyệt đối không nên la hét mà nên tìm cách lẳng lặng bỏ đi. Vì đôi khi nước xa không cứu được lửa gần.

Thực tế có rất nhiều tình huống có thể xảy ra mà ta chưa thể biết trước được. Cái cốt yếu là nên trang bị cho trẻ những kĩ năng cơ bản như nêu trên. Tất cả phải đặt sự an toàn cho trẻ lên trên hết, không nên tiếc của mà hại đến người", TS Vũ Thu Hương chia sẻ thêm.

khi gap cuop tren duong tre em can lam gi de bao dam an toan 7 chi nhánh của Langmaster không nằm trong danh sách cấp phép của Hà Nội?

Trung tâm tiếng Anh Langmater còn có một số chi nhánh chưa nằm trong danh sách cấp phép hoạt động của Sở GD&ĐT Hà Nội.

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.