Khi người trong cộng đồng LGBT luôn bị gắn nhãn với điều xấu

"Ngày học THPT, khi vừa chập chững trong bước đầu sống là chính mình, tôi đã phải gồng lên trong môi trường học đường vì là LGBT"

Sự kỳ thị đối với người LGBT, nhưng không chỉ riêng bởi vì là LGBT

Ngày học cấp THPT, khi vừa chập chững trong bước đầu sống là chính mình, tôi đã phải gồng lên trong môi trường học đường.

Tôi đã lựa chọn học một trường xa nhà và sống chu cấp từ gia đình để giải quyết việc phải "come out" cũng như được sống tự do. Hơn ai hết, tôi hạnh phúc khi được là chính mình, được mặc đồ mình thích và thôi trăn trở vì là LGBT.

Nhưng đi học không vui như tôi nghĩ, tôi đã gặp rất nhiều vấn đề ở trường: Bị kì thị, bị ghét bỏ, phải nghe những lời nói xúc phạm nhưng bản thân luôn chịu đựng và im lặng.

Ngày ấy, các bạn tôi vẫn thường hay bình luận về một người LGBT rằng “Nó là gay đấy, nhưng nó học giỏi lắm”. Những thứ chẳng hề liên quan tới nhau như “là gay” và “học giỏi” bỗng chốc được mọi người gán ghét thành hai mệnh đề và hợp lí hóa nó. Nghe câu nói ấy, dễ khiến người ta suy diễn rằng là người LGBT sẽ rất khó học giỏi?

Tương tự với trường hợp của tôi, nhưng nó ngược lại. “Đã học không ra gì còn les”; “Ăn mặc giống con trai để nổi tiếng”, “Tính nó chẳng giống ai đâu, đã thế còn là LGBT”,...

Những lời ấy tôi đã từng nghe rất nhiều khi tôi học lớp 10. Sau này, tôi ít nghe hơn vì họ có truyền tai nhau cũng không tới tôi.

Nếu để ý, những câu miệt thị về tính cách, học lực, cách ăn mặc thường có đi kèm sau là câu nói về xu hướng tính dục cùng với nhãn LGBT. Cũng tương tự như trên, không tránh khỏi việc khiến cho nhiều người nghĩ rằng LGBT như “tội ác” cho mọi việc: Tính cách, cách ăn mặc và lực học. Người nghe có thể dễ dàng suy diễn rằng “Là LGBT nên học dốt (là đúng rồi)”; “Là LGBT nên muốn nổi tiếng và cố tình ăn mặc giống con trai”; “Là LGBT rồi mà tính không giống ai”,...

Từ trải nghiệm cá nhân của tôi kết hợp với quan sát môi trường xung quanh, tôi nhận ra rằng, có lẽ, chúng ta có thể bị kỳ thị bởi tất cả những gì thuộc về mình: Dân tộc, màu da, giới tính, đặc điểm cơ thể, xuất thân, xu hướng tính dục và bản dạng giới...

Nhưng khi là LGBT, người khác dễ dàng lấy nhãn này để giải thích cho tất cả mọi điều họ ghét bỏ từ người khác.

khi nguoi trong cong dong lgbt luon bi gan nhan voi dieu xau

Đối mặt với những sang chấn tâm lý

Những ngày cấp 3 khiến tôi chai sạn ít nhiều và mất đi niềm tin với xã hội tốt đẹp. Tôi đã có nhiều những ẩn ức từ khi còn nhỏ, cho tới khi biết mình là LGBT, một lần nữa tôi rơi vào tình trạng ghét bỏ bản thân, chán nản. Khi tôi chọn đi học xa nhà, tôi đã hy vọng mình có thể dễ thở hơn, tuy nhiên nó lại gây cho tôi những sang chấn tâm lí.

Trước những lời nói từ phía một số bạn và những ánh mắt nhìn vào mình suốt 3 năm, nếu không mặc kệ, bỏ quên đi thì có lẽ tôi không đủ can đảm để tiếp tục sống một cách ngây thơ như bây giờ, dù thời THPT tôi chẳng còn ngây thơ như trước.

Tôi cứ nghĩ rằng mình đã quên đi những nỗi đau khi phải nghe nhìn sự đánh giá từ mọi người, nhưng mà tôi đã lầm. Ngày tôi trở về thăm giáo viên chủ nhiệm, tôi đã nói rằng “em không thể quên việc bạn ấy làm với em”. Khi nói ra câu nói đó, tôi đã biết là mình chưa hề chữa lành, vết thương vô hình vẫn còn. Tôi đã suýt khóc, thấy run hết người khi phải nghĩ lại chuyện cũ.

Những áp lực học tập, những bạo lực tinh thần khiến tôi cô lập bản thân mình, không còn là một người vui vẻ hoạt bát, cũng như chẳng tìm sự trợ giúp hay chia sẻ nỗi buồn của mình. Dần dần, tôi đã không còn nói gì về chuyện của tôi, dù tôi kể rất nhiều.

Sự tích tụ những ẩn ức và nỗi đau tinh thần không được giải tỏa, nó đã trở thành vấn đề lớn với tôi sau này. Tôi chọn cuộc sống một mình, ít kết giao và không quá thân mật với một ai, ngoài điều đó ra, tôi cũng không tìm trợ giúp khi gặp vấn đề về tinh thần.

Nỗi buồn từ nhiều việc khiến tôi khép mình, và sự kỳ thị chắc chắn luôn là một sang chấn tâm lý với tôi. Một lần nữa như thể, bởi vì tôi là LGBT nên tôi gặp rất nhiều chuyện từ phía xã hội, bạn bè, và là một phần khiến tôi bị sang chấn tâm lý. Chiếc nhãn LGBT như là một tội ác? Không! Kỳ thị và phân biệt đối xử với người khác mới là một tội ác!

Lời sau cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng, dù chúng ta là ai thì nó cũng không phải là căn nguyên để người khác ghét bỏ hay trở thành vấn đề sang chấn tâm lý. Căn nguyên của việc này một phần đến từ sự phân biệt đối xử và kỳ thị giữa người với người.

khi nguoi trong cong dong lgbt luon bi gan nhan voi dieu xau Cặp đôi đồng tính gốc Việt hạnh phúc sau 13 năm về chung nhà

Cặp đôi đồng tính gốc Việt vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách họ vẫn nắm chặt tay nhau, cùng tận hưởng hạnh phúc ...

khi nguoi trong cong dong lgbt luon bi gan nhan voi dieu xau Clip: Đỗ Nhật Hà trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh rất tự tin tại Miss International Queen 2019

Trong đoạn livestream giao lưu trên Fanpage Miss International Queen 2019 với ngôi sao Diana Flipo của Thái Lan, Đỗ Nhật Hà không chỉ xinh ...

khi nguoi trong cong dong lgbt luon bi gan nhan voi dieu xau Muốn có người yêu thì người đồng tính nữ nên áp dụng ngay những điều này (Phần 3)

Để thoát khỏi tình trạng độc thân, người đồng tính nữ hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau nhé.

khi nguoi trong cong dong lgbt luon bi gan nhan voi dieu xau 9X đồng tính chia sẻ hành trình 'come out' và chuyện tình yêu xa

Chàng đồng tính 9X Văn Sơn đã có những chia sẻ về hành trình nhận ra xu hướng tính dục và chuyện tình cảm của ...

chọn
Loạt dự án của Novaland, Nam Long, Khang Điền, Gamuda... tại TP HCM đủ điều kiện bán hàng
Sở Xây dựng TP HCM mới đây đã công bố thông tin về các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê năm 2025.