Khởi công đường ven biển Thừa Thiên - Huế và cầu qua cửa Thuận An 3.500 tỷ đồng

Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An dài 7,78 km; tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 2.400 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn thiện là 3.496 tỷ đồng

Ngày 26/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khởi công dự án Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An. 

Quy mô đầu tư (giai đoạn 1) dài 7,78 km; từ cầu Tam Giang đến cầu qua cửa biển Thuận An, kết thúc tại nút giao QL49A - QL49B thuộc phường Thuận An. Trong đó cầu qua cửa Thuận An dài 2,36 km.Mặt cắt ngang 26 m, bề rộng cầu 20 m.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 2.400 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn thiện là 3.496 tỷ đồng. Thời gian thi công hoàn thành công trình là ba năm. 

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt ngày 16/8/2021. Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông làm chủ đầu tư.

  Phối cảnh cầu qua cửa Thuận An, TP Huế. (Ảnh: thuathienhuegov).

Mục tiêu nhằm hình thành tuyến đường du lịch ven biển dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó, vị trí xây dựng tuyến đi vào gần bờ biển hơn (cách bờ biển không quá một km, cục bộ không đi xa biển quá hai km) nhằm thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch, dịch vụ, các khu resort, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch.  Dự án tạo quỹ đất ven biển khoảng 1.500 ha để phát triển đô thị.  

Đồng thời án được kỳ vọng kết nối thông suốt với tuyến đường bộ ven biển quốc gia đã quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải theo hướng Bắc - Nam và tăng tính kết nối đến các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung. 

Lãnh đại tỉnh Thửa Thiên Huế cho biết, tuyến đường bộ ven biển được quy hoạch và đầu tư trên cơ sở xây dựng mới kết hợp nâng cấp mở rộng một số phân đoạn QL49B.

Trong đó cầu qua cửa biển Thuận An là phân đoạn cuối cùng phải xây dựng, nhằm phá vỡ thế chia cắt, kết nối liên thông hai bờ Bắc – Nam đoạn cuối nơi Sông Hương nhập vào biển Đông.

Sau khi hoàn thành dự án, đặc biệt là công trình cầu qua cửa biển Thuận An sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung, kết nối vận chuyển quốc tế hành lang kinh tế Đông – Tây; mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển các khu kinh tế ven biển, trong đó có Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, một trong 6 khu kinh tế trọng điểm của cả nước. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.