Khởi công xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất vào quí II năm sau

Phó Thủ tướng yêu cầu các bên liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công Nhà ga T3 đúng kế hoạch, dự kiến trong quí II/2021.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các dự án Cảng hàng không: Điện Biên, Phan Thiết và Nhà ga T3 (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất).

Cụ thể, đối với dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T3, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 657 ngày 19/5/2020, với mục tiêu phân chia sản lượng khai thác giữa Sân bay quốc tế Long Thành và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, giảm tải cho Nhà ga T1. 

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công dự án theo đúng kế hoạch (dự kiến quí II/2021).

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, UBND TP HCM khẩn trương xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng kì cuối (2016 - 2020), qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất TP HCM kì cuối (2016 - 2020) đối với khu đất xây dựng Nhà ga hành khách T3 theo đúng qui định của pháp luật về đất đai. 

Sau khi có điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phương án xử lí sắp xếp lại, xử lí nhà, đất đối với khu đất nêu trên để bàn giao cho UBND TP HCM quản lí theo qui định pháp luật.

Ngoài ra, sau khi được bàn giao, UBND TP HCM tiến hành giao đất theo qui định của Luật Đất đai, Luật hàng không dân dụng và các qui định liên quan.

Dự kiến quí II/2021 khởi công xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Phối cảnh Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: ACV).

Trước đó, tháng 5/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kí quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Theo đó, nhà đầu tư thực hiện dự án là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Các hạng mục xây dựng của dự án gồm: Nhà ga hành khách T3 đạt tiêu chuẩn quốc tế với công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, mở rộng sân đỗ máy bay, các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ như hệ thống kỹ thuật, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, nước thải.

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỉ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tiến độ thực hiện dự án là 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.