Không mở cả 8 cửa xả đáy thủy điện Hòa Bình sẽ là thảm họa đất nước

Ông Trần Quang Hoài- Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) đã chia sẻ như trên về việc vừa qua phải mở cùng lúc tới 8 cửa xả đáy tại thủy điện Hòa Bình, điều chưa từng có trong lịch sử.

Chiều 13/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức họp thông tin tới báo chí về việc phải mở cùng lúc tới 8 cửa xả đáy tại thủy điện Hòa Bình và phòng chống lũ thời gian qua.

Chủ trì cuộc họp báo là ông Trần Quang Hoài, Uỷ viên thường trực ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, Tổng Cục trưởng cục Phòng chống thiên tai và ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia.

khong mo ca 8 cua xa day thuy dien hoa binh se la tham hoa dat nuoc
Ông Trần Quang Hoài- Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) chủ trì cuộc họp thông tin về việc phòng chống lũ. Ảnh Đình Thắng

Không đóng thủy điện Sơn La sẽ xảy ra thảm họa với thủy điện Hòa Bình

Nhiều nhà báo đặt câu hỏi bão số 10 mạnh như vậy nhưng thiệt mạng 6 người, nhưng áp thấp nhiệt đới thiệt hại đến 55 người (đến thời điểm này). Điều này có nguyên nhân chủ quan không?

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Quang Hoài - Uỷ viên thường trực ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, Tổng Cục trưởng cục Phòng chống thiên tai cho biết: “Đối với thiệt hại về người lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là Yên Bái, Hoà Bình. Cái này có yếu tố nguyên nhân chủ quan. Chúng ta đi đường thấy người dân xây nhà sông suối, ven núi.

Theo thống kê điều tra của chúng tôi thì khu vực miền núi có tới 100.000 ngôi nhà phải di dời vì ở gần núi, bờ sông, suối nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quyét cao, cái này do đặc thù địa hình, do thiếu đất ở. Chính phủ đã có đề án di dời, nhưng chưa có kinh phí.

Bên cạnh đó, khu vực miền núi hệ thống thông tin hạn chế, nhiều khu vực không đến được. Trong thời gian tới phải phát huy tổng lực các hệ thống thông tin, trong đó có báo chí. Hiện những vùng không có truyền hình thì rất khó khăn.

Liên quan đến quy trình vận hành liên hồ chứa đã có, phóng viên hỏi tại sao dừng phát điện Sơn La, mở 8 cửa xả đáy Hoà Bình. Làm như vậy có phù hợp?

Ông Hoài cho biết: “Theo quy trình vận hành, từ ngày 5 đến ngày 7.10 được tích đến cao trình 117 mét. Khi lũ về thì được phép xả 6 tiếng 1 lần. Nhưng tại điều 12 của quy trình vận hành, nếu tình huống khẩn cấp được xả cấp tập để đảm bảo an toàn cho công trình.

Đối với thuỷ điện Hoà Bình vừa rồi cũng vậy, nếu hồ không an toàn thì thảm hoạ của đất nước. Tôi có ở hồ lúc đó, nước đã vượt qua cửa van tum, nếu các cây gỗ to va vào gây hư hại cửa van thì tác hại không lường được. Việc xả lũ vừa rồi hoàn toàn đúng quy trình".

Còn đóng hồ Sơn La theo lý giải của ông Hoài, đây là hành động linh hoạt, chính xác. Vì nếu không đóng sẽ gây áp lực thêm cho hồ Hoà Bình, có thể khiến hồ này phải xả đến 9-10 cửa xả đáy.

Đợt lũ này rất đặc biệt chỉ mưa khu vực hồ Hoà Bình, còn ở Sơn La thì lượng mưa ổn định. Hơn nữa đập Sơn La an toàn, vững chắc hơn có dung tích siêu cao, đảm bảo cắt lũ cho hạ lưu.

Theo Quy trình vận hành liên hồ thì đến 15.9 hàng năm chúng tôi giao cho các đơn vị làm thuỷ điện chủ động.

Ban chỉ đạo chỉ chỉ đạo chung. Nhưng thời tiết năm nay mưa lũ muộn, rất bất thường, chúng tôi sẽ đề nghị thay đổi cho phù hợp với diễn biến phực tạp của thời tiết.

khong mo ca 8 cua xa day thuy dien hoa binh se la tham hoa dat nuoc Đại tang nơi xóm núi thanh bình

Cơn mưa rả rích từ sáng sớm 13.10 ở xóm Khanh (xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) như hoà cùng nước mắt ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.