Năm 2018, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lí, sử dụng vốn nhà nước năm 2017 của 253 doanh nghiệp thuộc 31 Tập đoàn (TĐ), Tổng công ty (TCT) và công ty.
(Ảnh minh họa).
Trong đó, có một chuyên đề như hoạt động đầu tư xây dựng và hiệu quả đầu tư dự án của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và 5 Tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 08 dự án độc lập trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Kết quả kiểm toán 2017 cho thấy 30/31 TĐ, TCT, công ty nhà nước được kiểm toán kinh doanh có lãi, điển hình như lợi nhuận sau thuế năm 2017 của EVN đạt 7.255 tỉ đồng, PVN 40.632 tỉ đồng, SCIC 6.450 tỉ đồng, Mobifone 4.657 tỉ đồng, VNPT 4.358 tỉ đồng, Satra 3.592 tỉ đồng, HFIC 1.727 tỉ đồng, BECAMEX 1.044 tỉ đồng, PVFCCo 894 tỉ đồng, Samco 838 tỉ đồng, VNS 804 tỉ đồng, Viglacera 748 tỉ đồng, UDIC 737 tỉ đồng, Resco 639 tỉ đồng, TCT Sông Đà 554 tỉ đồng....
Tuy nhiên, các TĐ, TCT và công ty nhà nước còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (NSNN) nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kiến nghị tăng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) 10.896 tỉ đồng và 336.999 USD.
Ngoài ra còn nhiều TĐ, TCT quản lí nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn trong đó có EVN 547 tỉ đồng, khó đòi lớn, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định, vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển lớn, chưa thực hiện đánh giá giá trị nhập kho hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh đối với vật tư thu hồi từ hoạt động sửa chữa, thay thế, nâng cấp tài sản, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (EVN 11 tỉ đồng, PVN trích thừa 85 tỉ đồng, VNPT 11 tỉ đồng).
Kiểm toán Nhà nước đã liệt kê 10 đơn vị liên quan với số nợ phải thu quá hạn là gần 13.000 tỉ đồng), nợ khó đòi lớn (hơn 14.000 tỉ đồng), vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển lớn (PVN 386 tỉ đồng, PVFCCo 117 tỉ đồng, EVN 172 tỉ đồng, VNS 161 tỉ đồng, MobiFone 51 tỉ đồng, Viglacera 57 tỉ đồng, Công ty mẹ - HFIC 22 tỉ đồng, Satra 21 tỉ đồng, Handico còn 19 căn chung cư 30 tỉ đồng từ năm 2012), khấu hao tài sản cố định không đúng quy định (EVN trích thừa 369 tỉ đồng, PVN 17 tỉ đồng, MobiFone 51,8 tỉ đồng, Vietsovpetro 1.329.448 USD, HFIC 21 tỉ đồng,….
Bên cạnh đó, khấu hao tài sản cố định không đúng qui định, EVN cũng trích thừa 369 tỉ đồng, đầu tư tài sản cố định chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả gây lãng phí, ngoài ra, một số doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lí theo qui định.
Về quản lí hoạt động đầu tư xây dựng, lập qui hoạch tổng thể chưa hợp lí, phải điều chỉnh và giao chủ đầu tư chưa phù hợp như Dự án nhà máy điện Vĩnh Tân 4 do Thủ tướng Chính phủ giao EVN là chủ đầu tư dự án, nhưng Hội đồng thành viên EVN và Bộ Công Thương giao cho TCT phát điện 3 (GENCO3) là chủ đầu tư.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lí nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.