Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình

Làm cách nào để chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả là câu hỏi của rất nhiều gia đình hiện nay. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hữu ích mà gia đình bạn có thể thi công và áp dụng ngay cho căn nhà của mình.

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, lâu dài và dễ thực hiện

Chống thấm cho nhà vệ sinh, nhà tắm là một khâu vô cùng quan trọng mà mỗi gia đình cần làm nhằm tăng tuổi thọ của công trình, cũng như tránh nước thoát ra làm ảnh hưởng đến những khu vực khác của ngôi nhà. Dưới đây là một số kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, lâu dài mà bạn và gia đình có thể áp dụng.

Xác định vị trí và nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm

Bước đầu tiên, bạn cần xác định vị trí đang bị thấm, ẩm mốc trong nhà vệ sinh:

- Kiểm tra lại tất cả các đường ống nước trong nhà vệ sinh xem có bị tắc, vỡ, hở khớp nối,... làm nước chảy ra tường, sàn hay không. Vị trí bị rò rỉ nước sẽ xuất hiện nhiều rong rêu, nấm mốc hoặc mát lạnh hơn bình thường.

- Với những nhà vệ sinh của các ngôi nhà cấp 4 có mặt hướng ra bên ngoài, kiểm tra mái, tường nhà vệ sinh xem có bị ứ đọng nước mưa hay không.

- Kiểm tra sàn nhà tắm có bị thấm hay không bằng cách gõ tay lên nền gạch, nếu phát ra tiếng kêu như khi gõ vào thùng rỗng thì rất có thể sàn nhà vệ sinh đã bị thấm, khiến nước chảy xuống bên dưới.

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Nguyên tắc chung khi sửa chữa phòng vệ sinh đó là phải tìm ra được nguyên nhân mới có thể xử lý thấm, ẩm một cách dứt điểm. Căn cứ vào vị trí bị thấm để tìm ra chính xác nguyên nhân thì bạn sẽ khắc phục được triệt để vấn đề một cách hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất. Từ những vị trí trên, bạn có thể dễ dàng liệt kê ra những nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh như:

- Quá trình đổ bê tông không đầm kỹ hoặc trộn bê tông không đều,…và không bảo dưỡng bê tông đúng cách, làm cho bê tông xốp, nứt rạn chân chim dẫn đến thấm như trường hợp vị trí sàn.

- Có chống thấm sàn và tường nhưng tường chỉ chống thấm qua loa, mạch gạch ốp lát lâu ngày sử dụng bị bào mòn và hư hại. Nước sẽ thấm qua mạch thối đó và thẩm thấm xuống sàn, thấm ra tường phòng ngoài, dẫn đến tường, trần và sơn bả bị rộp và bong tróc.

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 2.

Nguồn: The Roofing Professionals

- Do thời tiết thay đổi liên tục nếu ống nước sử dụng bị rò rỉ hoặc nứt vỡ có thể dẫn tới hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm, dột; hoặc ống dẫn trong hộp kỹ thuật bị hỏng khiến nước ngấm vào tường lâu ngày dẫn tới ảnh hưởng tới toàn bộ công trình.

- Do không có hoặc chống thấm bề mặt ngoài tường không tốt nên nước mưa thấm ngấm từ bên ngoài thông qua tường rồi tích tụ vào bên trong.

Sau khi xác định được vị trí và nguyên nhân gây ra thấm, ẩm trong nhà vệ sinh, bước tiếp theo, bạn tiến hành tìm mua các loại vật liệu chống thấm để tiến hành thi công chống thấm cho khu vực bị hư hại.

Mua dụng cụ và lựa chọn vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

Một số loại dụng cụ cần thiết mà bạn nên chuẩn bị trước khi tiến hành thi công chống thấm cho nhà vệ sinh là:

- Cọ lăn, máy chà tường hoặc bàn chải sắt, bay xây trát

- Máy khuấy sơn, chổi quét sơn

- Thùng sạch, ca nhựa hoặc máy phun nước, máy phun ẩm

- Máy thổi hoặc máy hút bụi để làm vệ sinh

- Đèn khò khí ga và máy khò (áp dụng khi dùng vật liệu màng khò nóng)

- Máy trộn vữa bê tông, xi măng (dành cho sơn chống thấm)

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 3.

Nguồn: WordPress

Tiếp theo, bạn tiến hành lựa chọn vật liệu chính để tiến hành chống thấm cho nhà vệ sinh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh chất lượng từ những đơn vị cung cấp uy tín mà bạn có thể lựa chọn. Trong đó có ba loại vật liệu chống thấm thông dụng thường được sử dụng như:

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Để chống thấm sàn vệ sinh bằng sika, bạn cần phải chuẩn bị những vật liệu sau:

- Vật liệu chống thấm chuyên dụng Sika latex TH hoặc Latex HC.

- Keo Sikaflex construction để xử lý các khe nứt (nếu có).

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 4.

Nguồn: Sika Group

- Sikaproof membrane hoặc màng đàn hồi xi măng Polymer.

- Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass để chống co nứt góc chân tường.

- Phụ gia dán lưới gốc nhũ tương styrene butadien SBR.

- Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng bao gồm:

- Tấm trải nhựa màng bitum

- Primer gốc bitum

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 5.

Nguồn: istockphoto

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính

- Màng chống thấm tự dính

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn

Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp phổ biến, không cần khò nóng và khô rất nhanh. Khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm cần chuẩn bị:

- Sơn hoặc chất chống thấm

- Xi măng, cát

Sau khi đã sắm sửa cho mình các loại dụng cụ và vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hợp lý, bạn cần tiến hành vệ sinh căn phòng để quá trình thi công diễn ra thuận lợi hơn.

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 6.

Nguồn: istockphoto

Vệ sinh, xử lý bề mặt trước khi thi công chống thấm

Trước khi bắt đầu chống thấm nước cho công trình, bạn tiến hành dọn dẹp và làm khô ráo nhà vệ sinh, loại bỏ các bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên sàn và tạo ma sát bề mặt sàn bằng cách dùng búa hoặc rìu băm các vữa thừa.

Tiếp đó, các cổ ống thoát nước phải được trám một cách kỹ càng bằng xi măng có trộn phụ gia chống thấm. Đường ống dẫn nước trong nhà vệ sinh cũng phải được dán keo thất kỹ tránh rỉ nước.

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh đúng cách

Dưới đây là 4 quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh theo 4 loại vật liệu tương ứng đã nêu ở phần trên: 

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 7.

Nguồn: istockphoto

Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công.

Bước 2: Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng cách sử dụng hỗn hợp hồ dầu giữa sika latex, xi măng và nước sạch theo định mức quy định để tạo liên kết rồi đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214 -11 và nước sạch.

Bước 3: Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa và sika latex để thuận tiện cho công tác thi công chống thấm bằng lưới gia cường.

Bước 4: Thi công lớp lót bằng hỗn hợp nước + xi măng + sika latex theo tỷ lệ chuẩn. Lưu ý: thi công lên chân tường 20cm đến 40cm tùy cao độ sàn.

Bước 5: Thi công 3 lớp chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika membrane.

Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 8.

Nguồn: istockphoto

Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm.

Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn.

Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.

Bước 4: Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn. Lưu ý: đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.

Bước 5: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong cần trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.

Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 9.

Nguồn: istockphoto

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công (vệ sinh bụi bẩn, trám vá các vết nứt, lõm,…).

Bước 2: Quét lớp sơn tạo dính Primer (dùng Sơn Bitum dạng lỏng).

Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum.

Bước 4: Thử nước và nghiệm thu.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Kinh nghiệm chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, hữu ích dành cho mọi gia đình - Ảnh 10.

Nguồn: istockphoto

Bước 1: Vệ sinh xử lý bề mặt sàn.

Bước 2: Sử dụng hỗn hợp cát và xi măng để trát bo góc chân tường cho đều. 

Bước 3: Pha hỗn hợp sơn chống thấm theo hướng dẫn của từng loại vào hỗn hợp vữa xi măng và cát đã được trộn đều. Tiến hành khuấy hỗn hợp này thành dạng sệt. 

Bước 4: Dùng bay để phủ hỗn hợp lên trên bề mặt những vị trí cần xử lý. Lưu ý ở những vị trí phức tạp như cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh cần được phủ kỹ và đều. Lớp thứ 2 quét cách lớp thứ nhất từ 2 - 3 giờ với định mức 1,8 – 2 kg/m2/2 lớp, độ dày màng từ 1 – 1,2 mm. 

Bước 5: Nghiệm thu và thử nước.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.