Làm bãi đậu xe ngầm tại TP HCM: Hơn trăm năm mới thu hồi vốn?

Các chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại TP HCM cho biết phải hơn một trăm năm thì họ mới thu hồi lại được vốn đầu tư nếu lấy giá giữ xe như hiện nay.
lam bai dau xe ngam tai tp hcm hon tram nam moi thu hoi von
Dự án bãi đậu xe ngầm ở công viên Lê Văn Tám sau 12 năm vẫn "dậm chân tại chỗ". Ảnh Đại Việt

Các dự án bãi đậu xe ngầm tại TP HCM đang trong tình trạng bế tắc, ì ạch. Giá cả xây dựng một bãi xe ngầm là rất lớn, thi công mất thời gian dài nhưng giá giữ xe chỉ được thu bằng các bãi xe lề đường khiến các doanh nghiệp không mặn mà.

Hiện nay, TP HCM chỉ còn 4 dự án bãi đậu xe ngầm đang triển khai thay vì 8 dự án như tính toán trước đây. Bốn dự án còn lại gồm: bãi đậu xe ngầm khu vực công viên Lê Văn Tám với sức chứa khoảng hơn 5.100 xe ô tô và xe máy; bãi đậu xe ngầm khu vực sân khấu Trống Đồng có sức chứa khoảng 1.300 ô tô và xe máy; Ngoài ra, hai bãi đậu xe còn lại ở khu vực sân vận động Hoa Lư và công viên văn hóa Tao Đàn có tổng sức chứa khoảng 4.000 xe ô tô.

Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực trung tâm Thành phố vô cùng khan hiếm các bãi đậu xe ngầm. Các công trình cao tầng lớn có từ một đến 5 tầng hầm gửi xe là không nhiều. Đa số tầng hầm trong những tòa nhà này chỉ đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe của những người ở bên trong.

Các nhà quản lý thống kê, TP HCM hiện đang có hơn 600.000 xe ô tô và hơn 7 triệu xe mô tô, tăng 53% so với năm 2010. Trong đó, số xe mô tô tăng 57%, số xe ôtô tăng 31%. Trong khi đó, Thành phố lại rất hiếm bãi đậu xe, đặc biệt là bãi đậu xe ngầm. Vì thế, người lái ô tô chỉ có thể tìm nơi đỗ xe ở một số khu trung tâm thương mại trong nội ô, số khác phải đậu ô tô ngay trên lòng các tuyến đường lớn.

Theo chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm ở Sân khấu Trống Đồng, việc thiếu bãi đậu xe gây ra nhiều hệ lụy do lượng ô tô không có chỗ đậu liên tục di chuyển trên đường tạo ra luồng “giao thông động” góp phần cùng các loại phương tiện khác gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài. Trong khi đó, chi phí xây bãi đậu xe ngầm là rất đắt đỏ, ước tính cao gấp 5 lần so với bãi giữ xe nổi. Chi phí đầu tư cao, khả năng thu hồi vốn chậm khiến các chủ đầu tư còn dè dặt trong việc triển khai. Nếu đầu tư xong và thu tiền giữ xe với giá cả hiện tại thì hơn 100 năm sau cũng chưa thu hồi vốn.

lam bai dau xe ngam tai tp hcm hon tram nam moi thu hoi von
Vì thiếu bãi đậu xe ở trung tâm TP HCM mà các xe ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường và trên vỉa hè. Ảnh Đại Việt

Đại diện chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám cho biết, ước tính chi phí để xây dựng bãi đậu xe ngầm ở công viên Lê Văn Tám lên đến 200 triệu USD. Nếu thu giá đậu xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi là 20.000 đồng/lượt thì không biết khi nào nhà đầu tư mới thu lại vốn. Giá giữ xe của các đơn vị đầu tư công trình bài bản, chuyên nghiệp thì không thể so với giá giữ xe ngoài đường vì giữ xe ngoài đường như hiện nay là có không gian sẵn, không đầu tư nhiều.

Các chủ đầu tư xây dựng bãi xe ngầm cũng đề xuất mức phí đỗ xe cần tăng dần theo từng năm và có một lộ trình nhất định. Lấy ví dụ cụ thể, năm đầu tiên đưa vào khai thác, thu phí 20.000 đồng/giờ, năm sau tăng lên 30.000 hay 40.000 đồng/giờ và tăng dần cho đến mức trần khống chế theo giá của thị trường.

Một số nhà đầu tư khác lại cho rằng, do nhu cầu bãi đậu xe đang cao trong khi nguồn cung đang khan hiếm nên sẽ thu phí đậu xe cao. Khi cung cầu càng bão hòa thì giá giữ xe sẽ càng giảm dần theo thời gian.

lam bai dau xe ngam tai tp hcm hon tram nam moi thu hoi von
Người dân luôn khát khao tìm được chỗ đậu xe phù hợp, thuận tiện khi vào trung tâm TP HCM. Ảnh Đại Việt

Chính vì thế, nên các dự án bãi đậu xe ngầm vẫn đang “dậm chân tại chỗ”. Do đó, Sở Giao thông Vận tải đã tham mưu và đề xuất phương thức đầu tư xây dựng các bãi đậu xe thông minh cao tầng lắp ghép và đã được UBND Thành phố chấp thuận.

Thành phố cho phép đầu tư xây dựng bãi đậu xe thông minh cao tầng lắp ghép tạm có thời hạn tại các khu đất chưa thực hiện đầu tư theo quy hoạch cho đến khi nhu cầu đậu xe tại trung tâm giảm đi và vận tải hành khách công cộng phát triển. Khi áp lực về chỗ đậu xe được giải quyết, các mặt bằng sẽ được hoàn trả lại để thực hiện quy hoạch.

Dự kiến TP HCM sẽ xây dựng 4 bãi đậu xe thông minh cao tầng lắp ghép, và khai thác trong năm 2017, trong đó có 3 vị trí thuộc khu vực trung tâm thành phố tại Công viên 23/9 và Công trường Lam Sơn.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.