Làm dự án 38.000 tỉ đồng, PVN đòi bán điện giá cao

Giá điện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn bán cho EVN dự kiến là 2.100 đồng/kWh (giá điện của năm 2024).

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp miền Trung I và II.

Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với số vốn dự kiến lên tới hơn 38,5 nghìn tỷ đồng (30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay). Dự án nằm tại khu vực phía Đông Nam khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam).

Dự án dự kiến vận hành vào năm 2023 với nhà máy miền Trung I và 2024 với nhà máy Miền Trung II. Công suất mỗi nhà máy là 750 MW.

Giá bán điện dự kiến là 2.100 đồng/kWh (giá điện của năm 2024). PVN đề nghị phê duyệt/chấp thuận cơ chế về giá điện nhằm bao tiêu hết sản lượng khí cam kết với nhà thầu Exxon Mobil.

Cụ thể, giá bán điện của dự án được tính toán đầy đủ để đảm bảo hiệu quả đầu tư; giá điện của nhà máy được tính toán trong phương án giá bán điện hàng năm của EVN.

Làm dự án 38.000 tỉ đồng, PVN đòi bán điện giá cao  - Ảnh 1.

Một nhà máy điện Tua Bin khí của PVPower thuộc PVN. (Ảnh minh họa).

Đáng chú ý, PVN kiến nghị cho phép nhà máy điện kể trên được phép không tham gia thị trường điện để đảm bảo tiêu thụ hết khí trong bao tiêu phục vụ sản xuất điện, đảm bảo hiệu quả đầu tư chung cho toàn bộ chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh.


Nhận xét về mức giá điện đề xuất kể trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đó là mức giá khá cao so với giá bán điện bình quân hiện nay. Cho nên đề nghị Bộ Công Thương xem xét hiệu quả chung của chuỗi dự án khí điện để báo cáo Thủ tướng về giá bán điện của dự án miền Trung I và II.

Bộ Tài chính thì đề nghị PVN cần phân tích, đánh giá về tính cạnh tranh giá điện của dự án với các dự án điện khí khác để thuyết minh về hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.

Còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị PVN tính toán lại giá mua khí Cá Voi Xanh cho năm 2023 với độ trượt giá khí có xem xét đến Chỉ số giá tiêu dùng thực tế của Mỹ các năm 2016, 2017 và 2018.

Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực đề nghị phân tích và xem xét lại phương án tài chính được kiến nghị vì phương án này sẽ có nguy cơ gặp nhiều khó khăn, kéo dài các quá trình thương thảo, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và chuỗi dự án khi điện Cá Voi Xanh.

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ Công Thương cho rằng giá bán điện của dự án sẽ được Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn dầu khí triển khai đàm phán, thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện của dự án.

Bộ Công Thương không đồng tình với kiến nghị của PVN là nhà máy không đưa vào thị trường điện. Lý do là việc đưa tất cả các nhà máy điện tham gia thị trường điện là phù hợp với định hướng dài hạn của Chính phủ để nâng cao tính minh bạch, công bằng, hiệu quả trong việc huy động các loại nguồn điện.

Bộ Công Thương kiến nghị giao Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn PVN thực hiện các thủ tục cần thiết của dự án theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Chủ trì đôn đốc, chỉ đạo PVN triển khai dự án đảm bảo kế hoạch và đồng bộ với tiến độ triển khai chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.