Chuyên gia Cấn Văn Lực: So sánh giá điện là khập khiễng

Bộ Công Thương cho rằng giá điện sau điều chỉnh vẫn thấp hơn nhiều nước, nhưng chuyên gia nói việc so sánh là khập khiễng, bởi mỗi quốc gia có đặc thù văn hóa và kinh doanh sản xuất riêng.

Bộ Công Thương chính thức công bố điều chỉnh giá điện năm 2019 vào hôm qua, ngày 20/3. Theo đó, giá điện tăng thêm 8,36% so với giá hiện hành, và được áp dụng ngay trong ngày 20/3.

So với mức giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng là 1.720,65 đồng/kWh, sau điều chỉnh, giá điện trung bình tăng lên thành 864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng VAT).

Theo biểu giá mới, điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc. Trong khi đó, điện sản xuất, kinh doanh được chia theo giờ (bình thường, thấp điểm, cao điểm), tương ứng từng cấp điện áp. Sau điều chỉnh, hàng tháng mỗi hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất… phải trả thêm từ vài chục nghìn đến cả trăm triệu đồng.

Giá điện Việt Nam thấp hơn nhiều nước

Sáng nay, đại diện Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trả lời một số thông tin liên quan tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía".

Chuyên gia Cấn Văn Lực: So sánh giá điện là khập khiễng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết việc điều chỉnh tăng thêm 8,36% nhưng giá điện tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết sau điều chỉnh tăng thêm 8,36%, giá điện tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Cụ thể, ông Tuấn dẫn chứng nếu so sánh giá điện với 8 nước khác tại Đông Nam Á có công bố giá điện, thì Việt Nam vẫn chỉ bằng 58% các nước. Ông nói, giá điện trong nước không chỉ thấp hơn Singapore, Philippines mà thậm chí còn thấp hơn cả Lào.

"Nếu so với 10 nước có GDP tương đương Việt Nam, giá điện trong nước hiện chỉ bằng 80% của họ, sau điều chỉnh thì bằng khoảng 91%", ông Tuấn nói.

Đại diện Bộ Công Thương cũng chỉ ra một số báo cáo so sánh tương quan giá điện các nước như thống kê của Global Petrol Prices.

Kết quả từ báo cáo này cho thấy năm 2018, Việt Nam là một trong những nước có giá điện bình quân vào nhóm thấp thế giới. Cụ thể, giá điện của Việt Nam là 0,07 USD/kWh, bằng một nửa giá điện bình quân thế giới. Trong khi đó, Đức là 0,33 USD/kWh - cao gấp 4,7 lần giá điện Việt Nam, Australia là 0,26 USD/kWh, gấp 3,7 lần Việt Nam, Tây Ban Nha ở mức 0,25 USD/kWh, gấp 3,5 lần...

Trong số 93 nước được thống kê, Việt Nam nằm ở nhóm cuối danh sách, khi giá điện chỉ cao hơn 20 quốc gia.

Chuyên gia nói phấn đấu giá thấp để dân được lợi

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, việc so sánh giá điện tại Việt Nam với các nước là khập khiễng, bởi mỗi quốc gia có đặc thù sản xuất kinh doanh và văn hóa khác nhau.

Chuyên gia Cấn Văn Lực: So sánh giá điện là khập khiễng - Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực.

Ông Lực nói: "Trước những vấn đề này thì thường phải quan tâm hơn đến thu nhập bình quân đầu người. Bởi những nước có cùng mức thu nhập thì việc chi tiêu, giá cả nhiều hơn hoặc ít hơn mới có ý nghĩa trong việc so sánh. Tất nhiên chúng ta phải phấn đấu càng thấp càng tốt để mang lại lợi ích cho người dân", chuyên gia Cấn Văn Lực nói.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng nếu so sánh thì phải lưu ý cả tỉ lệ tổn thất điện năng so với các nước có thu nhập tương đương. Theo đó, hiện ngành điện đã có nhiều cải tiến để tỉ lệ tổn thất khoảng 6,8%, thấp hơn nhiều nước.

Chuyên gia này cũng lưu ý, việc điều chỉnh giá cả các mặt hàng trong năm nay phải thật cẩn trọng,  khi điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36%. Ông cho rằng không thể để tình trạng các mặt hàng dồn dập tăng giá.

Với tình hình khai thác và sử dụng điện hiện nay, ông Lực cho rằng cần quan tâm hơn đến cơ cấu cung cấp điện theo hướng nào để nền kinh tế tối ưu nhất.

"Về lâu dài, năng lượng tái tạo phải được quan tâm và sử dụng nhiều hơn nữa. Tỉ trọng năng lượng tái tạo dự kiến vào khoảng 10%, nhưng tôi cho rằng vẫn còn thấp. Chi phí ban đầu bỏ ra có thể cao, nhưng về lâu dài thì hiệu quả, đảm bảo tính tất yếu trong tương lai", ông Lực nói.

Thu 20.000 tỉ đồng từ tăng giá điện nhưng vẫn còn âm 1.000 tỉ đồng

Trong buổi công bố điều chỉnh giá điện chiều 20/3, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Đinh Quang Tri, cho biết thêm đợt tăng giá điện này sẽ giúp EVN thu thêm được 20.000 tỉ đồng trong năm 2019.

Tuy nhiên, ông nói số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các yếu tố đầu vào.

Chuyên gia Cấn Văn Lực: So sánh giá điện là khập khiễng - Ảnh 3.

Giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36% so với giá hiện hành và được áp dụng ngay trong ngày 20/3.

Cụ thể, phần trả cho giá than tăng 2 lần gần đây, là hơn 5.000 tỉ đồng. Phần chênh lệch giữa nhập khẩu than ngoại về trộn với than nội để cung cấp cho sản xuất điện là xấp xỉ 2.000 tỉ đồng, tổng cộng là hơn 7.000 tỉ đồng. 

Tiền chênh lệch tỉ giá khí trong bao tiêu 6.000 tỉ đồng; chênh lệch tỉ giá của nhà máy điện ngoài EVN khoảng 3.825 tỷ đồng.

Riêng số tiền 6.000 tỷ đồng chênh lệch tỉ giá khí trong bao tiêu sẽ được thu về ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn các khoản thanh toán bổ sung chi phí mua dầu, chênh lệch mua điện tăng lên...

Tổng chi phí thanh toán mà EVN phải trả khoảng 21.000 tỉ đồng. Như vậy ngành điện vẫn bị âm khoảng 1.000 tỉ đồng nếu chi trả hết cho các đối tác.

"Tổng các khoản mà EVN phải thanh toán là gần 21.000 tỉ, trong khi nguồn thu tăng thêm là hơn 20.000 tỉ đồng, và EVN gần như chỉ là trung gian thu xong để trả lại cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện bán điện cho EVN và thuế. Những chi phí này EVN không thể cáng đáng, và phải thanh toán", ông Tri nói thêm.

Phó Tổng GĐ điện lực: ‘Không ai muốn tăng giá điện, đây là việc bắt buộc phải làm’Phó Tổng GĐ điện lực: ‘Không ai muốn tăng giá điện, đây là việc bắt buộc phải làm’ Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu tiền hàng tháng khi giá điện tăng 8,36%?Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu tiền hàng tháng khi giá điện tăng 8,36%? Giá điện tăng 8,36% ngay hôm nay, 20/3/2019 Giá điện tăng 8,36% ngay hôm nay, 20/3/2019
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.