Giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3/2019: Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu tiền hàng tháng?

Với việc điều chỉnh giá điện tăng thêm 8,36% từ ngày 20/3/2019, mỗi tháng, tiền điện một hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… phải trả thêm từ vài chục nghìn đến gần trăm triệu đồng.

Chiều qua, Bộ Công Thương đã chính thức công bố thông tin điều chỉnh giá điện năm 2019. Cụ thể, giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36% so với giá hiện hành và được áp dụng ngay trong ngày 20/3.

So với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 1.720,65 đồng/kWh, sau điều chỉnh, giá điện trung bình tăng lên thành 864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng VAT).

Giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3/2019: Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu tiền hàng tháng? - Ảnh 1.

Giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36% so với giá hiện hành và được áp dụng ngay trong ngày 20/3.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), khẳng định Bộ đã tính toán kĩ việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến khách hàng mua điện, gồm cả khách hàng sinh hoạt và khách sử dụng điện để kinh doanh, sản xuất.

Người tiêu dùng phải trả thêm bao nhiêu tiền điện?

Với quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá bán điện mới của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, với giá cao nhất là 2.927 đồng/kWh và thấp nhất là 1.678 đồng một kWh. 

Các mức giá này chưa gồm thuế VAT.

Cụ thể, bậc 1 từ 0-50 kWh được tính giá 1.678 đồng/kWh. Bậc 2 được tính giá 1.734 đồng/kWh cho mức tiêu thụ 51-100 kWh. Bậc 3 giá bán là 2.014 đồng/kWh cho mức tiêu thụ 101-200 kWh.

Giá bậc 4 là 2.536 đồng/kWh cho 201-300 kWh. Bậc 5 có giá 2.834 đồng/kWh cho 301-400 kWh. Bậc 6 được tính 2.927 đồng/kWh cho 401 kWh trở lên.

Giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3/2019: Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu tiền hàng tháng? - Ảnh 2.

Biểu giá điện sinh hoạt mới 6 bậc, cao nhất là 2.927 đồng/kWh. (Đồ họa: Tuổi Trẻ).

Bộ Công Thương cho hay hiện cả nước có gần 26 triệu hộ có kí hợp đồng mua điện lẻ sinh hoạt. Theo cách tính giá điện mới, hàng tháng, mỗi hộ gia đình phải trả thêm thấp nhất từ 7.000 đồng đến hơn 70.000 đồng cho toàn số điện đã sử dụng.

Cụ thể, khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng sẽ trả thêm khoảng 7.000 đồng/tháng. Với bậc 2 dùng từ 51-100 kWh, mỗi tháng sẽ phải trả thêm 14.000 đồng.

Với bậc 3, khách dùng từ 101-200 kWh/tháng thì phải trả thêm là 31.600 đồng. Bậc 4, dùng từ 201-300 kWh/tháng thì phải trả thêm 53.100 đồng. Với khách hàng dùng trên 400 kWh/tháng sẽ phải trả thêm ít nhất 77.200 đồng.

Như vậy, nếu số lượng điện sử dụng vượt mức 400 kWh càng lớn thì người tiêu dùng sẽ phải trả thêm nhiều tiền điện.

Ông Nguyễn Anh Tuấn nói đa số hộ đều sử dụng điện ở bậc 2, tức 101-200 kWh/tháng, chiếm khoảng 36%. Trong khi đó, dưới 100 kWh/tháng là 22%, lượng dùng trên 300 kWh/tháng chiếm 15% và trên 400 kWh/tháng chỉ 7,9%.

Hộ sản xuất, kinh doanh tốn thêm đến 95 triệu đồng mỗi tháng

Trong khi đó, giá bán điện với các hộ, doanh nghiệp sản xuất được chia theo giờ (bình thường, thấp điểm và cao điểm) với các cấp điện áp dưới 6 kV, 22 kV và 110 kV.

Theo đó, mức giá bán lẻ cao nhất cho ngành sản xuất điện áp dưới 6 kV giờ cao điểm là 3.076 đồng /kWh, thấp nhất là 970 đồng vào giờ thấp điểm với cấp điện áp từ 110 kV trở lên.

Giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3/2019: Mỗi gia đình phải trả thêm bao nhiêu tiền hàng tháng? - Ảnh 3.

Giá điện sản xuất, kinh doanh cũng được điều chỉnh theo quyết định mới.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, cả nước có với 1,4 triệu khách hàng sản xuất, mỗi hộ phải trả 12,4 triệu tiền điện/tháng, nghĩa là tăng thêm 839.000 đồng.

Trong đó, 40 khách hàng sản xuất xi măng phải tăng thêm 7,19%, tức trả thêm 13 triệu đồng/tháng. Khách trả thêm cao nhất đơn vị này thống kê là 95 triệu đồng/tháng. Với các hộ sản xuất sắt thép, hộ trả thêm thấp nhất là 7,3%, tương đương 50 triệu đồng. Hộ trả thêm cao nhất là 8,28%.

Ngoài ra, giá bán lẻ điện cho kinh doanh cũng được chia theo giờ (bình thường, thấp điểm và cao điểm) với các cấp điện áp dưới 6 kV, từ 6-22 kV và trên 22 kV.

Theo thống kê của EVN, hiện cả nước có 443.00 khách hàng. Với cách tính giá điện mới, bình quân mỗi hộ phải trả thêm 500.000 đồng mỗi tháng.

Thu thêm được 20.000 tỉ đồng sau điều chỉnh giá điện

Tại buổi công bố thông tin điều chỉnh giá điện hôm qua, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cho biết trong năm 2019, EVN sẽ thu về thêm hơn 20.000 tỉ đồng khi giá điện tăng 8,36%.

Trước đó vào đầu tháng 3, Bộ Công Thương đã thông tin về việc dự kiến sẽ điều chỉnh giá điện vào cuối tháng. Cụ thể, với phương án tăng 8,36% thì chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2019 vào khoảng 3,3-3,9%, vẫn đảm bảo dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội.

Giá điện tăng 8,36% ngay hôm nay, 20/3/2019 Giá điện tăng 8,36% ngay hôm nay, 20/3/2019 Tăng giá điện từ ngày 20/3/2019: EVN tăng thu 20.000 tỉ đồngTăng giá điện từ ngày 20/3/2019: EVN tăng thu 20.000 tỉ đồng

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.