Giá điện tăng, chi phí đầu vào được tính như thế nào?

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định các chi phí đầu vào để tính giá bán điện không bao gồm các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành của tập đoàn này.
Giá điện tăng, chi phí đầu vào được tính như thế nào? - Ảnh 1.

Sản lượng điện tăng 10% nhưng giá điện vẫn tăng.

Giá điện được tính dựa trên các chi phí đầu vào như thế nào?

Mặc dù sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống năm 2019 là 211,95 tỉ kWh, tăng 10% so với năm 2018 thế nhưng giá bán điện vẫn tăng 8,36% khiến nhiều người đặt dấu hỏi cho việc tăng giá này của EVN.

Giải thích cho việc giá điện tăng, trong báo cáo trình Quốc Hôi về điều hành giá điện, EVN căn cứ vào 9 yếu tố đầu vào, trong đó khẳng định không bao gồm các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành vì tập đoàn này đã "thoái toàn bộ vốn" của các dự án đầu tư không phục vụ sản xuất kinh doanh điện.

Theo đó, các yếu tố làm tăng giá điện bao gồm: Giá than nội địa bán cho sản xuất điện, giá than trộn nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường với than, dầu, giá khí trong bao tiêu sản xuất điện, chênh lệch tỉ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện, tỉ giá đồng đôla.

Giá điện tăng, chi phí đầu vào được tính như thế nào? - Ảnh 2.

Bảng yếu tố làm tăng chi phí sản xuất điện 2019. (Ảnh: EVN).

Cụ thể, theo EVN giải thích, do nguồn than nội địa không đủ để sản xuất điện năm 2019 nên một số nhà máy điện phải sử dụng than trộn (trộn than nội địa và nhập khẩu) có giá than cao hơn nhiều so với giá than nội địa cùng chủng loại.

Mặt khác, giá than nội địa bán cho sản xuất điện sau hai đợt điều chỉnh đã tăng từ 2,61-7,67% khiến cho chi phí mua điện tăng khoảng hơn 5 nghìn tỉ đồng. Giá than trộn nội địa và nhập khẩu cũng làm đội giá thành sản xuất điện lên gần 2 nghìn tỉ đồng.

Việc phân bổ gần 4 nghìn tỉ đồng chênh lệch tỉ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện trong hai năm 2015, 2017 vào giá bán điện năm 2019 cũng là một yếu tố khiến giá điện tăng 8,36%.

Tuy nhiên, EVN cũng nhấn mạnh, tỉ giá chênh lệch hợp đồng năm 2018 khoảng hơn 3 nghìn tỉ đồng chưa được tính vào giá điện năm 2019, nếu tính thêm sẽ đẩy giá điện tăng lên mức 9,26% vượt xa mức tăng 8,36% hiện tại.

Giá dầu thế giới tăng 2,78% khiến chi phí sản xuất điện tăng gần một nghìn tỉ đồng, trong khi đó giá khí trong bao tiêu cho sản xuất điện có mức tăng mạnh nhất là 44,03% làm cho chi phí điện đội lên hơn 6 nghìn tỉ đồng.

Ngoài ra, tỉ giá đồng đôla tăng 1,367% cũng góp phần làm cho giá thành sản xuất điện trong năm 2019 tăng 1,2 tỉ đồng. Do đó, tổng chi phí mua điện năm 2019 đã tăng khoảng 20 nghìn tỉ đồng và mức tăng 8,36% cho giá bán điện bình quân, tức tăng 1.864,44 đồng/kWh theo EVN là hợp lí.

Với các thông số đầu vào chính nêu trên và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cho sản xuất kinh doanh điện của EVN chỉ ở mức 3%. Theo EVN, việc giá điện chỉ tăng 8,36% sẽ không tác động lớn để chỉ số tiêu dùng CPI và giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Tại sao lại phải tính giá điện bậc thang?

Điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện năng rất đắt và tốn kém. Khi huy động các nhà máy điện phát điện, về nguyên tắc ngành điện sẽ huy động các nhà máy điện có giá rẻ phát điện trước, nhà máy đắt phát điện sau cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.

Với đặc điểm này, nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay rất nhiều nước trên thế giới kể cả các nước tiên tiến như Nhật, Hàn quốc hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines… đều áp dụng giá điện theo các bậc thang và giá điện theo bậc thang sau cũng cao hơn so với bậc thang đầu tương tự như Việt Nam.

Năm 2018, trên cả nước, số hộ có mức sử dụng dưới 50 kWh/tháng là 3,9 triệu hộ, chiếm 15,11% tổng số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt; Số hộ có mức sử dụng từ 50-100 kWh/tháng là 5,32 triệu hộ, chiếm 20,54% Do đó, theo EVN, việc điều chỉnh giá điện tăng theo bậc sẽ ảnh hưởng tới nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, chiếm khoảng 50,1% tổng số hộ dùng điện tại Việt Nam.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.