Bệnh gout ở người trẻ | |
10 loại đau khớp mà bạn có thể bị và cách phân biệt | |
Viêm co rút bao khớp vai mùa Tết |
CHUỘT RÚT LÀ GÌ, AI HAY BỊ NHẤT?
Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, khiến bệnh nhân không tiếp tục cử động được. Tuy có thể xảy ra ở mọi khối cơ, nhưng các vị trí thường có biểu hiện chuột rút nhất là cẳng chân, bắp đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Nhìn chung bệnh không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nó sẽ rất nguy hiểm nếu người bị chuột rút đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, leo cầu thang hay khi đang lái xe.
(Ảnh: Trade Line Partner) |
Nói về các đối tượng dễ bị chuột rút, trên báo Sức khỏe và Đời sống, Ths.Bs Phạm Vũ Hoàng chia sẻ, vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai, người lao động nặng nhọc và người lớn tuổi là nhóm người có nguy cơ bị chuột rút cao nhất.
Thông thường, hiện tượng chuột rút xảy ra nhiều nhất vào ban đêm, khi người bệnh vận động cơ bắp trong một thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói hay khát nước. Lý giải nguyên nhân chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ, bác sĩ Phạm Vũ Hoàng cho rằng, những khối cơ mà ban ngày bị chèn ép, căng thẳng hay phải hoạt động quá nhiều thì đêm về, khi dừng hoạt động chúng sẽ bị co bóp nhiều hơn, từ đó dẫn tới hiện tượng chuột rút.
NÊN ĂN GÌ KHI BỊ CHUỘT RÚT?
1. Thực phẩm giàu canxi và magie
Hai khoáng chất canxi và magie có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người. Trong đó, canxi có tác dụng co cơ còn magie có tác dụng giãn cơ. Chình vì vậy, việc duy trì đủ hai loại khoáng chất trên là rất cần thiết để cơ bắp thực hiện tốt cả hai chức năng này.
Nếu thiếu một trong hai loại, chẳng hạn thiếu canxi thì sẽ làm cho việc co cơ trở nên khó khăn và không kiểm soát được, còn thiếu magie thì cơ sẽ bị chuột rút và không thể giãn được. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, đa phần chế độ ăn hiện nay của chúng ta chỉ cung cấp đủ lượng canxi mà không đủ lượng magie.
(Ảnh: Chuẩn rồi) |
Trung bình ở nam giới, lượng magie được bổ sung chỉ đáp ứng được khoảng 80% so với nhu cầu khuyến cáo, còn ở phụ nữ thì con số này thấp hơn, chỉ có 70%. Do vậy, mọi người cần phải lưu ý bổ sung đủ lượng magie thông qua chế độ ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều magie bao gồm ngũ cốc, các loại hạt, quả hạnh, lá rau xanh và các loại đậu… Canxi thì có nhiều trong hải sản như tôm, cua…
2. Thực phẩm giàu kali
Ngoài việc cần thiết cho các hoạt động của tế bào, kali còn vai trò đảm bảo cho các cơ hoạt động và phát triển bình thường. Việc thiếu hụt kali trong chế độ ăn sẽ khiến hạ kali trong máu, dẫn đến hiện tượng yếu cơ và co thắt cơ.
Do vậy bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng kali thông qua chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu kali như thịt, các sản phẩm sữa, các loại hạt, nho khô, chuối, khoai tây và đậu Hà Lan.
3. Vitamin B12
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, vitamin B12 rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh chuột rút. Cụ thể, có tới 86% bệnh nhân bị chuột rút sau khi được bổ sung vitamin B12 đã không còn gặp bệnh thường xuyên.
(Ảnh: Continental Hospitals) |
Vì vitamin B12 được hòa tan trong nước nên cơ thể không thể tích trữ được nhiều. Vì vậy, việc bổ sung lượng vitamin này thông qua chế độ ăn một cách đều đặn và thường xuyên là rất cần thiết. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc…
4. Vitamin D
Vitamin D là loại vitamin hòa tan trong chất béo và được tạo ra trong cơ thể khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và giúp duy trì lượng canxi cũng như photpho trong máu. Nếu cơ thể thiếu vitamin D thì cơ sẽ yếu và dễ bị chuột rút. Phơi nắng thường xuyên vào buổi sáng là một cách hữu hiệu để giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá, thịt bò, gan… trong các bữa ăn hàng ngày.
NHỮNG CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ CHUỘT RÚT - Khi chuột rút xảy ra ở vùng bắp chân thì dừng vận động và dùng tay bóp mạnh nhiều lần vào cơ bắp chân. Nếu có dầu nóng thì xoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. - Nếu bị chuột rút ở đùi, bạn nên ngồi xuống, xuỗi thẳng chân và nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút.
- Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao theo hướng về đầu gối. - Nếu chuột rút cơ xương sườn, bạn hãy hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. - Còn khi chuột rút ở khu vực bàn tay, bạn hãy dùng tay còn lại day các ngón tay rồi sau đó nắm vào mở ra nhiều lần cho đến khi trở về trạng thái bình thường. |
Bệnh văn phòng: bạn biết gì về hội chứng ống cổ tay? | |
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần nghỉ ngơi khi tập luyện | |
Bệnh đau lưng, đau xương khớp có thể khỏi nhờ... cây sống đời |