Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly

“Làm gì khi nhà bị phong tỏa” là thắc mắc của rất nhiều người trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh như hiện nay. Tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị đầy đủ nhất những việc cần làm khi nhà mình bị phong tỏa.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần làm khi ở trong khu vực cách ly

Tình hình dịch COVID-19 hiện đang diễn biến vô cùng phức tạp khi số ca nhiễm ngày càng gia tăng và thêm nhiều địa chỉ, khu vực bị phong tỏa, cách ly. Nhiều người gặp phải tình trạng nhà ở nằm trong khu vực bị “giăng dây, rào chắn” có thể đang rất hoang mang và lo lắng khi không biết làm gì trong lúc này. Nếu bạn không biết nên làm gì khi nhà bị phong tỏa, hãy đọc bài viết sau đây để chuẩn bị cho mình và gia đình những kinh nghiệm và kiến thức cơ bản để phòng chống dịch COVID-19 thật tốt.

Bình tĩnh, không lo lắng, hoang mang khi nhà bị phong tỏa

Ban đầu, khi khu vực nơi ở bị phong tỏa, rất nhiều người sẽ lâm vào tình trạng hoảng loạn, hoang mang không biết nên làm gì tiếp theo. Những vấn đề như công việc, sinh hoạt, ăn uống, ra ngoài,... phải giải quyết ra sao khi nhà mình bị phong tỏa khiến nhiều người trở nên lo lắng.

Thực tế, việc phong tỏa, cách ly là một trong những biện pháp phòng chống dịch hữu ích nhất hiện nay để các cơ quan chức năng có thể nhận biết, phân loại, điều trị và phòng ngừa lây lan dịch bệnh. Vậy nên khi khu vực nhà ở phong tỏa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì bản thân, gia đình và những người xung quanh là F0, F1 đều sẽ được xử lý, điều trị kịp thời.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 1.

Nguồn: ubndphuyen

Việc bạn cần làm trong hoàn cảnh này chính là bình tĩnh, không hoảng loạn và thực hiện theo đúng những yêu cầu mà bên phòng, chống dịch bệnh đưa ra. Kinh nghiệm từ những khu vực đã từng bị phong tỏa khác cho thấy, cuộc sống của người dân vẫn ổn định và không khác những ngày thường. Vậy nên bạn và gia đình nên giữ tâm thế thoải mái, bình tĩnh để cùng chung tay chống dịch.

Song song với việc chuẩn bị tâm lý cho mình, bạn nên trấn an người già, trẻ nhỏ, phụ nữ trong gia đình và dặn dò mọi người trong nhà hạn chế tiếp xúc với người ngoài. Trong thời điểm đặc thù như hiện nay, việc tìm hiểu thêm về lịch trình di chuyển của những người nhiễm bệnh trong khu vực phong tỏa cũng là điều nên làm. Cách này có thể giúp bạn theo dõi tình hình và biết được mình và gia đình có nguy cơ mắc bệnh hay không. Đồng thời, hãy tự theo dõi sức khỏe của bản thân và hạn chế gặp người ngoài nhiều nhất có thể.

Tuân thủ theo đúng hướng dẫn phòng dịch

Việc đầu tiên mà bạn và gia đình cần làm trong lúc nhà mình bị phong tỏa chính là thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch và làm theo hướng dẫn mà cơ quan y tế và UBND nơi lưu trú hướng dẫn như:

- Không tự ý ra khỏi khu vực sinh sống, tránh tiếp xúc, tụ tập, tập trung nhiều người.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách,…

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 2.

Nguồn: Daihocyduoc

- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng trong gia đình bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Trước nhà để bàn đựng vật phẩm tiếp tế, dưới bàn là chỗ để rác. Nếu khu vực cách ly có quy định thời gian thu gom chất thải thì nên thực hiện theo để đảm bảo không ảnh hưởng tới người khác. 

- Những nhà có F1 xa hoặc F2 được chỉ định cách ly tại nhà cần dán bảng thông báo trước cửa nhà để phân biệt với các nhà khác trong khu vực phong tỏa.

Vấn đề về lương thực, thực phẩm

Một trong số những điều mà nhiều gia đình có nhà bị phong tỏa quan tâm nhất lúc này là thực phẩm. Cách ly đồng nghĩa với việc bạn không thể ra ngoài mua đồ ăn, vậy lương thực thực phẩm thiết yếu sẽ từ đâu mà có? Thực tế, những khu phong tỏa sẽ được chính quyền cung cấp hoặc mua giúp lương thực, thực phẩm từ ngoài vận chuyển vào khu vực cách ly. Ngoài ra, gia đình bạn cũng sẽ nhận được thức ăn từ những nguồn viện trợ bên ngoài, các đoàn từ thiện,... nên hoàn toàn không cần lo lắng vấn đề thiếu thực phẩm.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 3.

Nguồn: hcdc

Thêm vào đó, bạn có thể đặt mua đồ ăn qua các trang thương mại điện tử như Foody, Grab, Shopee, Lazada hoặc các ứng dụng mua hàng trực tuyến của Co.op Mart, BigC, Lotte Mart,...

Và bạn cũng cần lưu ý không dự trữ thực phẩm mà chỉ mua đồ dùng cần thiết, vừa đủ dùng. 

Vấn đề công việc trong mùa dịch

Khi nhà mình nằm trong khu vực phong tỏa do dịch COVID-19, bạn sẽ không thể đến cơ quan, công sở hay ra ngoài làm công việc của mình. Điều bạn cần chuẩn bị lúc này là thông báo với cấp trên ở cơ quan, nơi bạn đang công tác hoặc báo với đối tác, khách hàng (đối với trường hợp làm cho cá nhân) việc mình đang trong khu vực bị cách ly.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 4.

Nguồn: jiohealth

Nếu công việc có thể làm tại nhà, bạn cần liên lạc với cơ quan xin làm việc ở nơi cư trú và chuẩn bị kế hoạch, trang thiết bị cũng như mọi nguồn lực cần thiết để làm việc. Hãy đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị đầy đủ để không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến công việc.

Trường hợp công việc của bạn không thể làm online, bạn bắt buộc phải nghỉ việc tạm thời thì cũng không cần lo lắng bởi Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ cho những người đã và đang bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh. 

Bắt đầu chế độ ăn - ngủ - nghỉ hợp lý trong những ngày phòng dịch

Những ngày khu vực lưu trú bị phong tỏa, ngoài tuân thủ hướng dẫn phòng dịch. bạn cần sắp xếp lại chế độ sinh hoạt để tránh gây xáo trộn đến cuộc sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng như những người xung quanh.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 5.

Nguồn: bliasmedicine

Điều quan trọng là cần duy trì ăn uống đều độ và nghỉ ngơi hợp lý để vừa có thể nâng cao sức  khỏe, vừa có thể phòng chống dịch bệnh. Bạn cũng đừng quên tận dụng thời gian này để gần gũi, chăm sóc nhiều hơn cho gia đình mình.

Một số thông tin cần biết khi nhà bị phong tỏa

Ngoài những việc cần làm ở trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về một số thông tin sau khi nhà mình bị phong tỏa:

Phong tỏa trong khu vực sẽ kéo dài bao nhiêu ngày?

Địa phương sẽ tiến hành phong tỏa khu nhà ít nhất 14 ngày hoặc kéo dài thời gian hơn (tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh) khi phát hiện có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việc tiến hành lấy mẫu sẽ được thực hiện theo nhóm đối tượng nguy cơ để tránh lây nhiễm chéo, từng hộ gia đình (bắt đầu từ hộ nguy cơ thấp nhất) lần lượt đến điểm lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 6.

Nguồn: vovgiaothong

Người trong khu vực phong tỏa muốn đi khám bệnh phải làm sao?

Trường hợp người dân có nhu cầu khám, chữa bệnh (không phải cấp cứu) như khám thai, chạy thận nhân tạo, hóa trị, xạ trị…, bạn cần gọi 115 để Trung tâm Cấp cứu điều phối xe đủ điều kiện vận chuyển người cách ly theo quy định đến bệnh viện khám và chữa bệnh.  UBND phường, xã, thị trấn, các bộ phận trực tại khu vực phong tỏa hỗ trợ, tạo điều kiện để xe cấp cứu và xe vận chuyển người bệnh (xe có biển hiệu "Xe phục vụ phòng, chống dịch") vào khu vực phong tỏa để sơ cấp cứu và vận chuyển người bệnh.

Nhận tiền hỗ trợ khi nhà bị phong tỏa như thế nào?

Người lao động ngừng việc để cách ly y tế, hoặc trong khu vực bị phong tỏa được hỗ trợ một lần 1 triệu đồng. Người lao động cần làm đơn đề nghị theo mẫu, kèm bản sao công chứng hoặc mang theo bản chính (để đối chiếu) hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, quyết định thôi việc. Người đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi cần có giấy xác nhận mang thai, giấy khai sinh, chứng nhận nuôi con nuôi.

Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động nghỉ việc. Cơ quan này sẽ tổng hợp danh sách nộp lên Sở Lao Động, thương binh và xã hội để trình cấp tỉnh phê duyệt hỗ trợ. Sở Lao động, thương binh và xã hội có 2 ngày để thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách trong 2 ngày.

Làm gì khi nhà bị phong tỏa? 5 điều cần biết khi ở trong khu vực cách ly - Ảnh 7.

Nguồn:ubndtphcm

Các F0, F1, trẻ em dưới 16 tuổi nhận hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày trong thời gian điều trị, cách ly (không quá 21 ngày đối với F1, 45 ngày đối với F0; riêng trẻ em là F0, F1 nhận thêm 1 triệu đồng/em). Hồ sơ cần bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước, giấy khai sinh, riêng F0 cần thêm giấy ra vào viện điều trị COVID-19.

Cha mẹ gửi hồ sơ tới cơ sở y tế, khu cách ly hoặc UBND cấp xã để lập danh sách (chậm nhất trước ngày 31/3/2022). Danh sách sau đó được gửi UBND cấp huyện tổng hợp (trong 2 ngày), rồi gửi UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách trong 2 ngày.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.