‘Làm xiếc’ qui hoạch, liên tục điều chỉnh nâng tầng, cắt xén đất cây xanh

Theo Bộ Xây dựng, việc điều chỉnh qui hoạch nhất là điều chỉnh cục bộ qui hoạch chung, điều chỉnh qui hoạch chi tiết nhiều lần theo xu hướng gia tăng tầng cao, mật độ xây dựng, giảm diện tích đất cây xanh công cộng…

Đây là nhận định được Bộ Xây dựng đưa ra trong báo cáo Quốc hội mới đây. Trong đó, Bộ Xây dựng thừa nhận một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong công tác tác tổ chức lập, điều chỉnh qui hoạch xây dựng vùng, qui hoạch đô thị, qui hoạch xây dựng nông thôn, qui hoạch chuyên ngành hạ tầng thuật.

Theo Bộ Xây dựng, công tác lập, phê duyệt qui hoạch đô thị tại hầu hết các địa phương thực hiện chưa đồng bộ. Kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm chưa gắn kết với qui hoạch, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không đảm bảo đầu tư đồng bộ giữa nhà ở, khu đô thị, trụ sở… với hệ thống hạ tầng thuật, hạ tầng xã hội, đồng thời thiếu một số công trình kết nối hạ tầng (nhất là giao thông) giữa đô thị và các địa phương lân cận, làm cho tình trạng ngập úng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị và chất lượng sống của người dân.

‘Làm xiếc’ qui hoạch, liên tục điều chỉnh nâng tầng, cắt xén đất cây xanh - Ảnh 1.

Theo Bộ Xây dựng, điều chỉnh qui hoạch chi tiết nhiều lần theo xu hướng gia tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, giảm diện tích đất cây xanh công cộng...dẫn tới quá tải về hạ tầng thuật, hạ tầng xã hội.

Cùng với đó, chất lượng một số đồ án qui hoạch còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tế quản và phát triển đô thị. Một số đồ án qui hoạch còn thiếu tính khoa học và chưa khả thi. Thời gian lập đồ án thường kéo dài so với qui định, chưa giải quyết kịp thời một số vấn đề vướng mắc trong công tác quản , phát triển đô thị.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cho biết, việc điều chỉnh qui hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ qui hoạch chung, điều chỉnh qui hoạch chi tiết chưa tuân thủ theo qui định.

"Điều chỉnh qui hoạch chi tiết nhiều lần theo xu hướng gia tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, thay đổi chức năng sử dụng đất, giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng thuật song không xem xét trên tổng thể để điều chỉnh qui hoạch phân khu phù hợp, dẫn tới quá tải về hạ tầng thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt trong các khu vực nội thành, nội thị", báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ rõ.

Trên thực tế, tại nhiều dự án việc điều chỉnh qui hoạch không chỉ dừng lại ở 1-2 lần. Như tại dự án Khu du lịch, biệt thự sinh thái - nghỉ dưỡng Vườn Vua (Thanh Thuỷ, Phú Thọ), vừa qua theo báo cáo của UBND huyện Thanh Thủy cho thấy, dự án nghìn tỷ này cũng liên tục được điều chỉnh qui hoạch xây dựng theo hướng giảm mạnh diện tích cây xanh và mặt nước, đồng thời tăng gấp đôi diện tích công trình xây dựng.

‘Làm xiếc’ qui hoạch, liên tục điều chỉnh nâng tầng, cắt xén đất cây xanh - Ảnh 2.

Dự án Vườn Vua sau ba lần điều chỉnh, đất xây dựng các công trình đã tăng thêm 154.490 m2 (tăng hơn gấp đôi so với lúc đầu), trong khi đất cây xanh và mặt nước lại giảm đi 220.435 m2 (giảm khoảng 1/3 so với lúc đầu).

Cụ thể, ngày 9/9/2013, UBND huyện Thanh Thủy đã ban hành Quyết định số 1284/QĐ-UBND của UBND huyện Thanh Thủy về việc phê duyệt đồ án qui hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch, biệt thự sinh thái – nghỉ dưỡng Vườn Vua với tổng diện tích 866.889 m2; cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất xây dựng các hạng mục công trình nghỉ dưỡng 128.783 m(14,86%); Đất cây xanh – mặt nước 666.568 m2 (76,89%); Đất hạ tầng kĩ thuật 393 m2 (0,05%); Đất giao thông và đất khác 71.145 m2(8,21%)

Sau đó, dự án liên tục có thêm ba lần điều chỉnh qui hoạch: Lần thứ nhất được điều chỉnh vào ngày 8/8/2017; khoảng 6 tháng sau (13/02/2018), dự án được điều chỉnh qui hoạch lần thứ hai; đến ngày 30/10/2019, UBND huyện Thanh Thủy đã có Quyết định số 2476/QĐ-UBND về việc điều chỉnh qui hoạch lần 3.

Tổng diện tích sử dụng đất được điều chỉnh lần này là 828.976 m2, trong đó: Đất xây dựng các công trình 283.273 m2 (34%), Đất cây xanh 24.754 m2 (2,99%); Đất giao thông - hạ tầng kĩ thuật 99.569 m2 (12,01%); Đất mặt nước 421.379 m2 (50,83%).

Như vậy là sau ba lần điều chỉnh, đất xây dựng các công trình đã tăng thêm 154.490 m2 (tăng hơn gấp đôi so với lúc đầu), trong khi đất cây xanh và mặt nước lại giảm đi 220.435 m2 (giảm khoảng 1/3 so với lúc đầu).

Tại dự án Green Pearl số 378 Minh Khai (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng) do Công ty CP Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức - chủ đầu tư dự án, năm 2018, nêu tại kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003 - 2016, Thanh tra Chính Phủ cũng chỉ rõ, dự án Green Pearl 378 Minh Khai thực hiện sai phương án qui hoạch.

‘Làm xiếc’ qui hoạch, liên tục điều chỉnh nâng tầng, cắt xén đất cây xanh - Ảnh 3.

Theo Thanh tra Chính phủ, dự án Green Pearl thực hiện sai phương án qui hoạch làm giảm diện tích cây xanh xuống gần ba lần.

Cụ thể, dự án được Sở qui hoạch - Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc ngày 18/8/2014, không phù hợp với qui hoạch phân khu H2-4 tỷ lệ 1/2000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 27/11/2015, vi phạm nghị định của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản qui hoạch đô thị.

"Vi phạm này đã làm giảm diện tích cây xanh khu đất E1-CX1 xuống gần 3 lần, từ 7.600 m2 xuống còn 2.573,7 m2", kết luận thanh tra nêu rõ.

Hay dự án số 5 Lê Duẩn hiện nay là tòa nhà Doji Tower, trong 9 năm, công trình này đã thi công chậm tiến độ và nhiều lần xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, dự án số 5 Lê Duẩn ban đầu được Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 91 (ngày 15/7/2010) gồm 9 tầng +1 tum thang với chiều cao 33 m được xây dựng trên khu đất rộng 1.624 m2.

Năm 2014, dự án được điều chỉnh giấy phép xây dựng. Theo văn bản điều chỉnh giấy phép xây dựng số 34 (ngày 11/8/2014) của Sở Xây dựng, dự án điều chỉnh về mở rộng diện tích ở một số tầng, với tổng chiều cao công trình là 38,1 m (tăng khoảng 5 m).

Đến năm 2017, khi công trình xây thô đến tầng thứ 9 thì đột ngột dừng thi công và dự án tiếp tục được điều chỉnh qui hoạch, điều chỉnh chiều cao.

Theo đó, lần điều chỉnh này với phụ lục giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư được nâng lên tới 16 tầng nổi + 3 tầng hầm, với chiều cao công trình 63,6 m. Trong khi đó, tại lần cấp phép đầu tiên, dự án này chỉ có 9 tầng nổi + 1 tum thang và 3 tầng hầm, cao 33 m.

Liên quan đến việc điều chỉnh qui hoạch, trước đó, tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào giữa năm 2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội đang rất bức xúc về tình trạng điều chỉnh qui hoạch đô thị tùy tiện, chạy theo nhà đầu tư. Theo đó, việc nâng tầng cao, tăng mật độ xây dựng làm gia tăng dân số, giảm không gian công cộng… khiến hệ thống hạ tầng quá tải. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, gây bức xúc trong dư luận.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu dừng thực hiện các qui hoạch điều chỉnh có vi phạm đối với qui hoạch chưa thực hiện, đang thực hiện. Ngoài ra, cần có biện pháp xử việc điều chỉnh qui hoạch tùy tiện, không đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn qui hoạch và không đảm bảo theo đúng qui định pháp luật.

1.390 dự án điều chỉnh qui hoạch từ 1 – 6 lần

Theo báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về qui hoạch, quản lí và sử dụng đất ở đô thị (2013 - 2018) đã điểm nhiều dự án điều chỉnh qui hoạch theo đề xuất của chủ đầu tư, gây hệ lụy lớn về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích người dân.

Hiện cả nước có 1.390 dự án điều chỉnh qui hoạch từ 1- 6 lần, có dự án tới 9 lần. Trong đó phần lớn là cơi nới tầng, chia nhỏ diện tích căn hộ, giảm diện tích cây xanh hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại...

Hiện tượng tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội, TP.HCM là dẫn chứng điển hình cho sự thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa qui hoạch xây dựng đô thị với hạ tầng kĩ thuật, xã hội. Tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt 9%, đất bãi đỗ xe trên đất xây dựng đô thị dưới 1%...


chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.