![]() |
Ông Vân bán bò, dê để mua rắn hổ trâu về nuôi. Ảnh: Trang Anh |
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Vĩnh Phúc, sau đó ông Lê Văn Vân (55 tuổi, trú tại thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) cùng vợ vào Kon Tum để sinh sống và lập nghiệp.
Ngày mới vào, để phát triển kinh tế vợ chồng ông trồng cao su, cà phê, chăn nuôi bò, dê…Tuy nhiên công sức, vốn liếng bỏ ra nhiều nhưng thu nhập đem về thì chẳng được bao nhiêu. Trong lúc khó khăn, chán chường nhất ông bất chợp nghĩ đến loài rắn hổ trâu ở quê người dân vẫn thường nuôi.
“Lúc bấy giờ tại Kon Tum chưa có ai thử nuôi loài rắn này nên tôi đã tìm tỏi, học hỏi kinh nghiệm nuôi rắn để đưa giống về nuôi thử nghiệm. Trước đây, loài rắn tôi sợ lắm, nhưng nhận thấy được nguồn lợi mang đến nên quyết tâm thử một lần. Sau đó, tôi bán hết bò, dê rồi phá vườn tược để làm trang trại nuôi rắn”, ông Vân nói.
Sau khi đã chuẩn bị kiến thức và xây dựng hơn 500m2 chuồng trại với 90 ô chuồng, diện tích mỗi một ô chuồng với chiều cao và chiều rộng khoảng 80cm. Nền của từng ô chuồng được tráng bằng xi măng sau đó lót đất, cát để tạo ra một môi trường hoang dã giống với tập tính của các loài rắn. Xung quanh đươc xây kín bằng những viên gạch và bên trên đầu được che chắn cẩn thận, an toàn bằng lưới sắt. Hoàn thành mọi việc, ông Vân về quê mua 150 con rắn đưa vào Kon Tum nuôi thử.
![]() |
Rắn được chăm sóc một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Ảnh: Trang Anh |
Theo ông Vân, để loài rắn sống và phát triển tốt phải đặc biệt lưu ý đến môi trường sống. Do đó, phải tạo độ ẩm phù hợp (độ ẩm tốt nhất từ 50-60%), xây dựng chuồng không quá chật và lót cát hoặc đất khô. Sau đó hằng ngày phải kiểm tra độ ẩm, xịt nước cẩn thận không được để quá ẩm và ướt nhưng cũng không được để quá khô. Đảm bảo các điều kiện trên thì khi rắn lột xác sẽ đẹp hơn không bị các chứng bệnh ngoài da...
Ông Vân còn cho biết thêm, đến thời kì rắn giao phối thì ghép 3 con cái vào một ô chuồng chứa một con đực. Thời gian giao phối của rắn hổ trâu kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.
“Mỗi lần sinh đẻ, rắn mẹ sẽ đẻ được khoảng 15-18 trứng, sau đó cho ấp khoảng 85-90 ngày trứng sẽ nở thành con, tỷ lệ trứng nở thành công đạt hơn 90%. Thức ăn của rắn hổ trâu là ếch, nhái, cóc... để đáp ứng được lượng thức ăn đầy đủ gia đình ông tôi đã nuôi thêm một trang trại ếch”, ông Vân cho biết thêm.
Theo ông Vân, loài rắn hổ trâu này rất ít tốn thức ăn nên chi phí nuôi không cao. Vào mùa Đông rắn còn có thói quen ngủ đông nên có khi cả tháng không ăn. Sau khi nuôi rắn con khoảng 2-3 năm sẽ trưởng thành và bán với giá khoảng 600.000 đồng đến 700.000 đồng/kg. Nếu gia đình nào không muốn nuôi rắn thì có thể bán trứng với giá thành từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg.
![]() |
Rắn con khi nở ra được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Trang Anh |
Ngoài việc bán trứng và rắn, nhiều khách hàng còn đặt mua rắn giống để về nuôi. Tuy nhiên, do số lượng cung không đủ cầu nên gia đình ông thường bị “cháy hàng”.
Với giá cả trên thị trường từ 1-1,5 triệu đồng/con, từ đầu năm đến nay gia đình ông Vân đã bán được khoảng 150 triệu đồng rắn giống, 90 triệu đồng tiền trứng rắn.
“Để nhân rộng và phát triển mô hình nuôi rắn hổ trậu, sắp tới tôi sẽ xây dựng thêm chuồng trại. Bên cạnh đó nếu có hộ dân nào có ý định làm giàu từ nghề này tôi sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm”, ông Vân tâm sự.
![]() |
Thu hồi hơn 10.000 tờ vé số do phường tự phát hành
Hội khuyến học phường phát hành vé số bán dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên bên thị xã Buôn Hồ đã yêu cầu phường thu ... |
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Yêu cầu địa phương tập trung giảm nghèo
Trong chuyến thăm Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà cho bà con dân tộc huyện Đắk ... |