Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH13, lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Dân trí) |
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 85/2014/QH13 Về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành với nội dung như sau:
- Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
- Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
- Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ.
Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” (ba mức).
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu QH, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Trước hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu QH, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình cấp có thẩm quyền khởi động quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.
Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ theo quy định tại Nghị quyết 85/2014/QH13 thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH13, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị quyết 85/2014/QH13 thì Phiếu sử dụng trong lấy tín nhiệm được xem là không hợp lệ trong những trường hợp sau:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
- Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
Tại Khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 85/2014/QH13, kết quả lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những nội dung sau:
- Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
- Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
- Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm các bộ trưởng
Dự kiến kỳ họp thứ 6 của QH khoá 14 khai mạc vào ngày 22/10 sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức ... |