Sau khi lấy phiếu tín nhiệm: 'Mong Bộ trưởng GD&ĐT bản lĩnh trước sóng gió dư luận'

Một giáo viên dạy Toán phổ thông ở Hà Nội đã hiến kế giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội mới đây.
sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan Bộ trưởng GD&ĐT giải trình về gian lận thi cử: 'Một số cá nhân đã vô hiệu hóa qui trình chấm thi'
sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan Phải chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm về sơ hở trong kì thi THPT quốc gia 2018
sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan 7 điểm cần nghiên cứu, chỉnh sửa trong kì thi THPT quốc gia
sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan Quốc hội chỉ rõ 5 nguyên nhân của những hạn chế trong kì thi THPT quốc gia 2018

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) có một số ý kiến gửi tới Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ để góp ý, tham khảo sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm chiều 25/10. Thầy Tùng hi vọng trong nửa nhiệm kì còn lại, Bộ trưởng sẽ cố gắng tối đa để giải quyết được một số bài toán khó của giáo dục, lấy lại niềm tin của xã hội. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả:

sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Thứ nhất, Bộ trưởng cần một đội ngũ tham mưu giỏi, sát thực tế, nhất là mảng giáo dục phổ thông. Cùng với đó, Bộ trưởng nên tích cực quan tâm một cách thực chất và thường xuyên đến các cơ sở giáo dục, lắng nghe ý kiến của giáo viên, tâm tư của phụ huynh. Một lợi thế của giáo dục là được cả xã hội quan tâm, Bộ trưởng cũng cần lắng nghe các ý kiến phản biện, huy động trí tuệ của cả xã hội, ngay cả khi các ý kiến đó là khó nghe và gay gắt.

Thứ hai, Bộ trưởng cần dốc toàn tâm, toàn ý để hoàn thành tốt chương trình giáo dục phổ thông mới. Xã hội mong muốn có được chương trình và sách giáo khoa mới tiến bộ, chất lượng, đúng lộ trình; giáo viên được tập huấn, đào tạo đầy đủ; các nhà trường được tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa khi thực hiện dạy và học theo chương trình mới. Đây là dấu ấn quan trọng nhất trong nhiệm kì của Bộ trưởng.

Thứ ba, tôi mong Bộ trưởng có thêm bản lĩnh trước những sóng gió của dư luận. Gần như nhà nhà, người người đều quan tâm đến giáo dục nhưng những người hiểu về giáo dục thì rất ít. Khi có những luồng dư luận không đúng về giáo dục, Bộ giáo dục cần sớm có tiếng nói kịp thời. Bên cạnh đó, trước mỗi vấn đề, mỗi quyết định, Bộ nên có nghiên cứu kĩ lưỡng, khoa học, khách quan. Bộ trưởng nên tham khảo rộng rãi ý kiến của các chuyên gia và biến những ý kiến đó thành sự quyết đoán của mình.

Thứ tư, cần tổ chức tốt kì thi THPT quốc gia 2019. Rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế của năm 2018. Đưa thông tin rõ ràng và đầy đủ, sớm công bố đề minh họa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và quan trọng là phải xây dựng được đề thi chất lượng, đảm bảo kì thi nghiêm túc, an toàn. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Bộ Công an xử lí dứt điểm tiêu cực của kì thi THPT quốc gia 2018, lấy lại niềm tin của người dân.

Thứ năm, Bộ nên có các quyết sách để triệt tiêu bệnh thành tích trong giáo dục. Hạn chế các kì thi không thực chất, trung thực trong thi đua. Tuyển dụng và đánh giá, nghiêm túc trong thi cử, hạn chế bớt các loại yêu cầu, các hoạt động mang tính hình thức. Vấn đề này không nên dừng lại ở phong trào mà cần biến thành một phương châm hành động, một tôn chỉ của ngành giáo: Người thật, dạy thật, học thật và kết quả thật.

Vẫn biết, giáo dục là một vấn đề phức tạp, cần nhiều lực lượng cùng chung tay và không thể giải quyết một sớm, một chiều. Tuy nhiên, tôi mong với quyết tâm cao của Bộ trưởng cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, các tồn tại của giáo dục dần được tháo gỡ, lấy lại niềm tin của xã hội và làm tiền đề cho sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sắp tới.

sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại phiên báo cáo giải trình trước Quốc hội chiều 26/10. Ảnh: Quochoi.vn.

Trước đó, vào ngày 25/10, sau kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận được sự tín nhiệm thấp nhất trong số 48 người được lấy phiếu lần này (140 phiếu tín nhiệm cao, 194 phiếu tín nhiệm, 137 phiếu tín nhiệm thấp).

Kết quả phiếu tín nhiệm cho thấy: Sự tín nhiệm của xã hội đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đang ở mức khá thấp. Những thay đổi hay những quyết sách của ngành giáo dục chưa đạt được yêu cầu, kì vọng của xã hội.

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước báo chí: “Tôi coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là động lực để bản thân tôi và toàn ngành cố gắng hơn, có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”.

sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan Bộ trưởng GD&ĐT giải trình về gian lận thi cử: 'Một số cá nhân đã vô hiệu hóa qui trình chấm thi'

Chiều 26/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có báo cáo giải trình trước Quốc hội về những vấn đề nóng của ngành thời gian qua, ...

sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan Phải chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm về sơ hở trong kì thi THPT quốc gia 2018

Theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, cần phải chỉ rõ ai là người phải chịu trách nhiệm trong những sơ hở, sai phạm tại kì thi ...

sau khi lay phieu tin nhiem mong bo truong gddt ban linh truoc song gio du luan 7 điểm cần nghiên cứu, chỉnh sửa trong kì thi THPT quốc gia

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra 7 điểm cần nghiên ...

chọn
Nam Hà Nội (NHA) trúng đấu giá khu đất sạch 2,1 ha cạnh KCN Đồng Văn 3
Khu đất 2,1 ha nằm đối diện cổng KCN Đồng Văn III tại thị xã Duy Tiên, Hà Nam. Tại đây Nam Hà Nội dự kiến đầu tư khu thương mại dịch vụ với tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng.