7 điểm cần nghiên cứu, chỉnh sửa trong kì thi THPT quốc gia

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra 7 điểm cần nghiên cứu, chỉnh sửa trong kì thi THPT quốc gia. 
7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia 'Mỗi giáo viên có sáng tạo dù nhỏ sẽ tạo nên thay đổi lớn của nền giáo dục'
7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia Tường trình của cô giáo bị phụ huynh tố 'bắt' học sinh tát nhau trên lớp
7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia Cần làm gì để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng khi trẻ ở trường?
7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia Có 3 đơn vị tham gia dự thầu đề án sữa học đường tại Hà Nội

Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV, từ thực tiễn 3 năm triển khai với những thành công và hạn chế như đã phân tích trên các phương tiện truyền thông, kì thi THPT quốc gia đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện. Cụ thể là:

Thứ nhất, việc gộp 2 kỳ thi (thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) thành kỳ thi THPT quốc gia là một chủ trương lớn, cần tổng kết, luật hoá để có căn cứ pháp lý rõ ràng (Luật Giáo dục hiện hành chỉ quy định về kỳ thi THPT để xét tốt nghiệp THPT).

Thứ hai, chủ trương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu (2 trong 1) vẫn chưa được khẳng định, gây khó khăn cho khâu xây dựng đề thi chuẩn hoá, trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng kỳ thi. Đây là lý do dẫn tới đề thi năm quá dễ, năm quá khó, không thể hiện tính “chuẩn hóa” trong đánh giá chất lượng giáo dục THPT mà mục tiêu kỳ thi đặt ra.

7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia
Ảnh minh họa: Nhật Cường.

Thứ ba, phương thức thi trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định (như khó đánh giá năng lực tư duy suy luận, khái quát và sáng tạo của học sinh); chứa đựng yếu tố may rủi (xác suất đúng 25% ở mỗi câu hỏi); cần nghiên cứu khi áp dụng với một số môn học, nhất là môn toán trong điều kiện khả năng biên soạn câu hỏi chưa đáp ứng chuẩn mực chung.

Thứ tư, chất lượng đề thi trắc nghiệm khách quan khó bảo đảm, khi ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm chủ yếu dựa trên nguồn cung cấp là hệ thống đề mẫu từ các địa phương, chưa bảo đảm về cả chất lượng và số lượng.

Thứ năm, việc giao cho các Sở GD&ĐT tự tổ chức chấm thi chỉ phù hợp với yêu cầu công nhận kết quả tốt nghiệp THPT, không phù hợp với việc tuyển sinh CĐ, ĐH. Đây chính là kẽ hở để phát sinh tiêu cực, sai phạm nghiêm trọng tại các địa phương, ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH.

Thứ sáu, theo quy chế, điểm xét tốt nghiệp gồm: Cộng điểm trung bình thi THPT quốc gia và điểm trung bình cả năm lớp 12, chia 2; cách tính tạo ra nghịch lý: điểm thi THPT quốc gia thấp, nhưng kết quả tốt nghiệp lại cao. Điều này đang được dư luận xã hội đặt câu hỏi: Điểm học bạ hay điểm thi THPT sẽ phản ánh đúng chất lượng giáo dục phổ thông? Nếu điểm học bạ đóng vai trò quyết định kết quả xét tốt nghiệp thì có cần tổ chức kỳ thi THPT? Nếu bỏ kỳ thi THPT sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nào tới hoạt động dạy và học?

Thứ bảy, điểm thi THPT quốc gia được đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất năng lực học sinh, nên khó đáp ứng mục tiêu sử dụng xét tuyển CĐ, ĐH. Các trường CĐ, ĐH đa số hiện đang xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, có thể tuyển đủ chỉ tiêu, nhưng chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ chưa được cải thiện, phần nào ảnh hưởng tới sự công bằng trong tuyển sinh và chất lượng đào tạo.

Quý độc giả có thể xem toàn văn báo cáo kết quả khảo sát về kì thi THPT quốc gia 2018 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV Tại đây.

7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia Quốc hội chỉ rõ 5 nguyên nhân của những hạn chế trong kì thi THPT quốc gia 2018

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra 5 nguyên nhân của ...

7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia 'Đề thi THPT quốc gia chưa công bằng vì độ khó dễ giữa các năm chênh nhau quá lớn'

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV vừa công bố kết quả khảo sát ...

7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia Đề xuất phương án cải tiến thi THPT 2019: 'Nếu là chấm chéo cũng phải cân nhắc thận trọng'

Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT, phương án cải tiến về coi thi, chấm thi THPT quốc gia các năm ...

7 diem can nghien cuu chinh sua trong ki thi thpt quoc gia Có nên cân nhắc bỏ thi trắc nghiệm THPT để tránh gian lận thi cử?

Theo GS Ngô Việt Trung, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc bỏ hình thức thi trắc nghiệm THPT quốc gia để có thể tránh gian lận ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.