Hôm nay (26/10), các đại biểu quốc hội (ĐBQH) thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu. Ảnh: Quochoi.vn. |
Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang cho biết, trong báo cáo của Chính phủ có đề cập đến những vấn đề như chất lượng giáo dục đại học, biên chế giáo viên cục bộ, sai phạm trong kỳ thi THPT, sách giáo khoa... gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, những tồn tại của ngành giáo dục có thể kể đến như phát hiện một loạt vụ gian lận thi cử trong kì thi THPT quốc gia năm 2018. Mới nhất là tình trạng bất ổn trên thị trường phát hành sách giáo khoa. Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp tuy nhiên thấy chưa đột phá, gần giống các giải pháp nêu ra ở kỳ họp trước. Cần phải phân tích chính xác nguyên nhân gây ra những bất cập để tìm ra mắt xích, để tìm ra lỗi trong quá trình vận hành.
"Quy trình chung ban hành quy chế thi THPT năm 2018 là chặt chẽ, đầy đủ nhưng vẫn tạo ra sơ hở trong bảo mật. Vậy ai là chịu trách nhiệm trong những sở hở này, hay là lỗi khách quan, lỗi do quy trình?
Cần phải chỉ rõ bộ phận, cá nhân nào chịu trách nhiệm, mới đề ra được biện pháp khắc phục hiệu quả, mới lấy lại được lòng tin trong nhân dân. Tìm ra người chịu trách nhiệm của sai phạm và phải xử lý nghiêm thì sai phạm mới không bị tái phạm", ông Hiếu cho hay.
Cũng theo ông Hiếu, các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh đã được nhắc lại rất nhiều nhưng chưa khắc phục được những hạn chế đã và tồn tại trong hệ thống y tế và giáo dục, đồng thời kiến nghị, thời gian tới Chính phủ cần quan tâm hơn nữa an sinh, xã hội.
Khi người dân cơ bản có cơm ăn, áo mặc thì họ sẽ lo đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình, cho người thân trong gia đình, chăm lo học tập cho con em. Tôi rất mong Chính phủ tăng cường đầu tư, theo dõi giám sát nâng cao chất lượng 2 ngành này để hàng năm số lượng ngoại tệ khổng lồ chảy ra nước ngoài chữa bệnh và du học. Ngoài ra, cần thống kê đầy đủ và lấy số này làm chỉ tiêu phát triển bền vững", PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết thêm.
Ông Cao Đình Thưởng - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Quochoi.vn. |
Theo ông Cao Đình Thưởng - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ nêu quan điểm, đối với việc tinh giản biên chế công chức có nhiều thuận lợi thì việc tinh giản viên chức, đặc biệt là viên chức giáo dục thời điềm này cần phải có lộ trình và phải cân nhắc kỹ.
Ông Thưởng chỉ rõ: Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước chỉ có 2 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đủ giáo viên. Có tới 43 tỉnh đang thiếu khoảng 76.000 giáo viên, riêng giáo viên mầm non thiếu gần 44.000 người.
Việc gộp điểm trường ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì không thể được. Vì như vậy nhiều học sinh phải đi học xa nhà. Chúng ta không thể để tình trạng nhồi nhét 50-60 học sinh/lớp ở các thành phố, thị xã.
"Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu giáo dục cho con em của người dân. Vì vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng có bài toán giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và phải có tầm nhìn dài hạn đối với vấn đề này.
Chính phủ cần có lộ trình hợp lý để địa phương chủ động trong việc sắp xếp đội ngũ, nhất là giáo viên mầm non đang có thu nhập rất thấp, quá tải về công việc. Đồng thời đẩy nhanh việc xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục", ông Thưởng nói.
7 điểm cần nghiên cứu, chỉnh sửa trong kì thi THPT quốc gia
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra 7 điểm cần nghiên ... |
Quốc hội chỉ rõ 5 nguyên nhân của những hạn chế trong kì thi THPT quốc gia 2018
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra 5 nguyên nhân của ... |
'Đề thi THPT quốc gia chưa công bằng vì độ khó dễ giữa các năm chênh nhau quá lớn'
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV vừa công bố kết quả khảo sát ... |
Đề xuất phương án cải tiến thi THPT 2019: 'Nếu là chấm chéo cũng phải cân nhắc thận trọng'
Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT, phương án cải tiến về coi thi, chấm thi THPT quốc gia các năm ... |