Lấy ý kiến về diện tích nhà ở bình quân tại TP HCM

UBND TP HCM vừa giao Viện Nghiên cứu Phát triển TP tiếp tục lấy ý kiến đánh giá tác động của dự thảo qui định diện tích nhà ở bình quân để đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức so với qui định cũ (5 m2 sàn/người theo Nghị định số 107/2007/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành).

Đồng thời, bổ sung mối tương quan giữa qui định này với chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân/người đến năm 2020 (quy định 19,8 m2/người theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ X).

Lấy ý kiến về diện tích nhà ở bình quân tại TP HCM - Ảnh 1.

Dự thảo trên được triển khai từ năm 2014, đến nay đã qua nhiều lần nghiên cứu, bổ sung, cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu này được ban hành chỉ áp dụng cho trường hợp nhập hộ khẩu vào nhà ở nhờ, thuê, mượn; không áp dụng cho trường hợp đăng kí hộ khẩu vào nhà thuộc sở hữu của mình, nhập hộ khẩu theo thân nhân. Qui định này cũng không áp dụng với người tạm trú có thời hạn hay ở trọ.

Trước đó, tại hội nghị phản biện đối với dự thảo nêu trên do Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức, mức diện tích bình quân được nêu ra là 20 m2 sàn/người. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức bình quân 20 m2 sàn/người là quá cao so với điều kiện sống của đa số người dân nhập cư tại TP HCM.

chọn
Hà Nam chi hơn nghìn tỷ làm 5 km đường trục phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, hoàn thành năm 2027
Đường trục dọc phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn từ sông Châu đến hết địa phận TP Phủ Lý) có chiều dài hơn 5 km, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.