Lên kế hoạch xây dựng đường vành đai 4 đoạn qua Bình Dương vốn hơn 18.000 tỷ đồng

Ngày 7/5, theo tin từ UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1014/KH-UBND về tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn, qua địa phận tỉnh Bình Dương, theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Ngày 7/5, theo tin từ UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1014/KH-UBND về tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn, qua địa phận tỉnh Bình Dương, theo phương thức đối tác công - tư (PPP) và dự kiến dự án được lên kế hoạch khởi công vào tháng 7/2024. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Bình Dương đang gặp khó khăn do nguồn vốn cần đáp ứng cho dự án này là rất lớn.

Theo kế hoạch được phê duyệt, Bình Dương sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao tối thiểu 50% diện tích đất trong quý II/2024 và 70% trong quý III/2024, hoàn thành toàn bộ việc giải phóng mặt bằng trong năm nay. Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về Dự án đường Vành đai 4 TP HCM đoạn đi qua Bình Dương dài 47,4 km, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.

Nói về dự án trên,  Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lộc cho biết, Nghị quyết số 11 về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (đoạn Bình Dương dài 47,4km) theo phương thức đối tác công tư PPP và đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 10 (chuyên đề) thông qua ngày 4/7/2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, thời gian thực hiện dự án Vành đai 4 TP HCM đoạn Bình Dương từ năm 2023 - 2026. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất khoảng 419,6 ha; trong đó, tuyến chính 413,4 ha, tuyến kết nối 6,2ha. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết, nghị quyết đã được trao cho lãnh đạo UBND tỉnh để tổ chức thực hiện dự án giao thông trọng điểm này.

Vừa qua làm việc với đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ Tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 như đối với tuyến đường Vành đai 3; xem xét hỗ trợ địa phương từ 50% kính phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tương ứng với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Cùng đó, tỉnh cũng đề nghị các cơ quan Trung ương xem xét hỗ trợ 50% tổng vốn ngân sách tham gia dự án đường Vành đai 4 TP HCM đối với đoạn qua địa bàn Bình Dương tương tự như dự án đường Vành đai 3 TP HCM.

Cũng theo đề xuất của các địa phương ở vùng Đông Nam Bộ về phố hợp làm đường Vành đai 4 đã đệ trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương về việc trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế và chính sách đặc thù xây dựng đường Vành đai 4, TP HCM nhằm tháo gỡ các khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Về nguồn vốn, các địa phương kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% tổng vốn ngân sách tham gia dự án.

Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Long An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện, toàn tuyến được nghiên cứu với tổng chiều dài gần 207 km; trong đó, Long An chiếm hơn 78 km, Bình Dương 47,4 km, Đồng Nai 45,6 km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18,1 km, Tp. Hồ Chí Minh 17,3 km. Qua nghiên cứu tiền khả thi, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 127.230 tỷ đồng (vốn xây dựng là 78.074 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng cần nguồn vốn 49.155 tỷ đồng).

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.