6 nhóm đô thị hậu sáp nhập tỉnh

Chuyên gia Batdongsan.com.vn chia cả nước thành 6 nhóm đô thị hậu sáp nhập.

(Ảnh minh hoạ: Hoàng Huy).   

Theo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, cả nước đã giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. 

Dưới góc nhìn của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, các địa phương mới hình thành được phân loại thành 6 nhóm chính.

Thứ nhất là nhóm đô thị đa trung tâm, với đại diện là Hà Nội và TP HCM.

Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM mới trở thành đại đô thị trọng điểm đứng đầu về quy mô kinh tế (chiếm 24% tỷ trọng trên GDP quốc gia), diện tích (6.772 km2, rộng hơn Thượng Hải, Bangkok), dân số (13,5 triệu người). Đồng thời thiết lập chuỗi giá trị liên hoàn công nghiệp - điều phối - logistics, qua đó có nền tảng bứt phá. Mục tiêu trước 2030 có 648 km cao tốc, trước 2035 có 12 tuyến metro với tổng chiều dài 608 km. 

(Nguồn: Batdongsan.com.vn).  

Thứ hai là nhóm trung tâm công nghiệp với một số đại diện tiêu biểu, trong đó có Hải Phòng mới (sáp nhập Hải Phòng và Hải Dương) với thế mạnh về vị trí khi nằm ở trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, hạ tầng có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, quốc lộ 5, đường sắt, cảng biển, sân bay Cát Bi.

Bắc Ninh mới (sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang) với thế mạnh cộng hưởng về vị trí chiến lược khi nằm trên trục hành lang kinh tế phía Bắc - Trung Quốc và trục kết nối cảng biển Hải Phòng. Diện tích đất Bắc Giang giúp giảm áp lực dân số và hạ tầng cho Bắc Ninh.

Đồng Nai mới (sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước) với lợi thế khi trở thành tỉnh có diện tích và dân số hàng đầu cả nước. Vị trí kết nối TP HCM với Tây Nguyên và Campuchia, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối cảng biển, sân bay. Hạ tầng có sân bay Long Thành, hệ thống cao tốc, vành đai 4 TP HCM.

Công nghiệp hóa đã và đang tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Đơn cử như ở tỉnh Bắc Ninh trước sáp nhập, so với năm 2016, hiện giá đất nền đã tăng 125%, giá chung cư tăng 39%, số lượng dự án chung cư tăng gấp gần 6 lần. Cùng khoảng thời gian, giá đất tại tỉnh Bình Dương cũ đã tăng 300%, giá chung cư tăng 127% và số lượng dự án chung cư tăng gấp hơn 3 lần. 

Thứ ba là nhóm trung tâm du lịch, với đại diện Khánh Hoà mới (sáp nhập Khánh Hoà và Ninh Thuận) khi sở hữu biển Nha Trang, Vĩnh Hy, vịnh Vân Phong, cảng biển Cam Ranh, Bắc Vân Phong, Nam Vân Phong cùng 57 dự án điện gió và điện mặt trời.

Địa phương được định hướng phát triển trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, có hệ thống cảng Cam Ranh, Bắc và Nam Vân Phong tạo điều kiện phát triển ngành logistics. 

(Nguồn: Batdongsan.com.vn).  

Ngoài ra, còn TP Đà Nẵng mới (sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam) khi sở hữu 2 sân bay quốc tế, 4 cảng biển Đà Nẵng, Liên Chiểu, Chu Lai, Kỳ Hà cùng các khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Chu Lai.

Thành phố có sức mạnh cộng hưởng khi hình thành tam giác phát triển kinh tế du lịch - công nghiệp - logistics. Riêng ngành du lịch sẽ có định hướng phát triển toàn diện, tạo nên một chuỗi du lịch biển, nghỉ dưỡng - sinh thái - văn hóa.

Trong giai đoạn bùng nổ du lịch từ năm 2017 - 2019, giá bán bất động sản Đà Nẵng đã tăng khoảng 47%/năm. Tới giai đoạn du lịch phục hồi từ 2023 - 2025, giá bán tăng khoảng 15%/năm. 

Thứ tư là nhóm tỉnh ven biển - kinh tế biển như Quảng Ninh, Lâm Đồng mới (sáp nhập Đắk Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng), Vĩnh Long mới (sáp nhập Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long), Cà Mau mới (sáp nhập Bạc Liêu, Cà Mau)

Thứ năm là nhóm tỉnh chiến lược quốc phòng, gồm các địa phương như Tuyên Quang mới (sáp nhập Hà Giang, Tuyên Quang), Lào Cai mới (sáp nhập Lào Cai, Yên Bái), An Giang mới (sáp nhập An Giang, Kiên Giang).

Cuối cùng là nhóm đô thị vệ tinh, trong đó có đại diện tiêu biểu là Phú Thọ mới (sáp nhập Phú Thọ với Vĩnh Phúc, Hoà Bình).  

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (19/7 - 25/7): 5 vị trí làm khu thương mại tự do ở Đà Nẵng, Bắc Ninh sắp xây thêm cầu vượt sông Lục Nam
5 vị trí có thể làm ngay khu thương mại tự do ở Đà Nẵng; gần tỷ USD giải phóng mặt bằng cho đường sắt qua Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội; Bắc Ninh sắp mở thêm 9 km đường tỉnh 293... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.