Lì xì 'khủng': Đừng tạo tâm lý thích tiền cho trẻ nhỏ

Lì xì đầu năm mới là một mĩ tục của người Việt, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về mĩ tục này. Xung quanh câu chuyện này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).
li xi khung dung tao tam ly thich tien cho tre nho

Lì xì "khủng" đôi khi làm mất đi ý nghĩa thực sự của mĩ tục này. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet).

Thưa ông, ông có nhận định gì về câu chuyện quà cáp, lì xì đầu xuân năm mới?

Câu chuyện quà Tết hay lì xì đầu năm có nhiều thứ để nói. Đời người ta giống như một quỹ đạo, hoạt động không ngưng nghỉ. Đến hẹn lại lên là lại tới Tết và Tết là kỳ nghỉ vĩ đại. Cứ Tết đến xuân về là người ta lại xum họp, chúc tụng, tặng quà và lì xì nhau dần dần những thứ này trở thành một nét đẹp văn hóa. Đấy là một dịp để người ta tổng kết, đánh giá tiếp tục trên con đường xây dựng và phát triển. Cho nên đây là một dịp để người ta bày tỏ sự động viên mọi người trong gia đình mình, bạn bè xã hội. Dần dần việc đó gần như là một mỹ tục, văn hóa của người Việt.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến tục lì xì đầu năm đang bị biến tướng?

Đúng vậy, ở xã hội nào cũng vậy thôi. Bên cạnh những cái đẹp thì vẫn sẽ có những cái chưa được đẹp lắm. Tục lì xì đầu xuân cũng vậy, bên cạnh những nét đẹp như thể hiện nét văn hóa thành kính, hiếu lễ với người già, yêu thương với trẻ nhỏ khi tặng quà thì đúng là vẫn còn những kẻ lợi dụng điều đó để trục lợi.

Hiện nay, không thiếu những người phát đi những phong bao lì xì, quà Tết to và cũng không ít những người thích nhận những phong bao lì xì khủng, chính điều này tạo nên sự lây lan trong xã hội. Nhiều người cảm thấy bị kiệt sức bởi phải chi khoản tiền cả chục triệu đồng, thậm chí cả 1-2 tháng lương chỉ để mừng tuổi đầu năm. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những câu chuyện mừng tuổi đầu năm bị biến tướng, là một kênh để nhiều người tham nhũng, thăng quan tiến chức hay để khoe của.

li xi khung dung tao tam ly thich tien cho tre nho
Ông Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).

Có ý kiến cho rằng, người Việt có nên bỏ tục mừng tuổi, lì xì đầu năm. Ông nghĩ sao về điều này?

Như trên đã nói, xã hội bao giờ cũng có cái tốt cái xấu. Dù ở đâu đó, có người nào đó đang làm cho tục lì xì bị biến tướng thì tôi chắc rằng người dân cũng không bỏ được tục lì xì đầu năm. Nó tương tự như câu chuyện gộp Tết dương lịch và âm lịch. Tôi không dám nói những người đưa đề xuất này là chơi trội, nhưng Tết âm lịch mà không bỏ được thì tục lì xì cũng không thể bỏ được.

Trước đây, việc tặng quà, mừng tuổi đầu năm vào ngày Tết vốn dĩ không như bây giờ. Thậm chí như thời tôi còn bé, cả năm chỉ ngóng đến Tết để có được một bộ quần áo đẹp và được nhận phong bao lì xì của ông bà, bố mẹ. Cho nên quan điểm của tôi là không bỏ mĩ tục này, và mọi người cũng nên duy trì tư duy đúng trong việc lì xì – mừng tuổi đầu năm. Đừng coi đây là dịp để hối lộ, tham nhũng hay để thăng quan tiến chức.

Soi chiếu với nền văn hóa của các quốc gia khác, ông thấy việc lì xì, tặng quà Tết của người Việt mình có gì khác biệt không?

Không riêng gì Việt Nam, một số các quốc gia Á Đông cũng có tục lì xì đầu năm. Một số các quốc gia phát triển cũng đã có những quy định về việc tặng quà (bao gồm hiện vật, tiền mặt) nhưng không được quá 50 USD. Tất nhiên Việt Nam thì không thể quy đổi ra được, nhưng rõ ràng người ta có quyền chọn đồng tiền đẹp, số seri đẹp, món quà đẹp, ý nghĩa… để tặng mọi người. Đó là quyền của mỗi người. Nói chung theo tôi nên chọn món quà ý nghĩa hơn là những món quà to mang nặng giá trị vật chất.

Vậy theo ông cần phải làm gì để việc mừng tuổi đầu xuân năm mới thể hiện đúng bản chất là mĩ tục của người Việt, thiên về tinh thần hơn là về vật chất?

li xi khung dung tao tam ly thich tien cho tre nho
Lì xì đầu năm mới là một mĩ tục của người Việt. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet).

Lâu nay người Việt vẫn tặng tiền, lì xì cho người già để chúc họ sống lâu trăm tuổi, trở thành cây cao bóng cả cho cả gia đình và truyền lại kinh nghiệm cho lớp trẻ đi sau. Còn việc mừng tuổi vào ngày đầu xuân năm mới cho trẻ nhỏ là để chúng lấy hên, chúc chúng ngoan ngoãn.

Tuy nhiên, có một thực tế là có những cá nhân với động cơ, mục đích xấu sẵn sàng chi tiền mừng tuổi cho cả sếp, thậm chí bố mẹ sếp, hay cả osin nhà sếp… chỉ để lấy lòng.

Theo tôi để việc mừng tuổi đầu năm giữ đúng được nét đẹp như một mĩ tục của người Việt thì mọi người không nên lì xì nhiều tiền để tạo nên một tâm lý “thích tiền” ở trẻ nhỏ.

“Đầu xuân năm mới người thân có thể biếu, tặng hẳn một món to trên tinh thần tương ái, hay tặng khởi nghiệp giúp nhau. Điều này thì chúng ta cũng không thể cấm được, bởi xét cho cùng đây cũng là một thứ thuần phong chứ không phải là cái gì sai trái”.

Ông Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.