Liệu các hãng bay khác có được giải cứu như Vietnam Airlines?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, căn cứ trên khả năng tài chính, sẽ hỗ trợ các hãng theo qui định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế nhưng sẽ công bằng, bình đẳng.

Động thái mới của các hãng bay sau khi Vietnam Airlines được "giải cứu"

Sau khi được Quốc hội thông qua phương án tháo gỡ khó khăn, Vietnam Airlines đã lên kế hoạch tổ chức đại hội bất thường trong tháng 12. Theo Zing, ngày đăng kí cuối cùng sẽ là 15/12, ngày diễn ra phiên họp bất thường là 29/12.

Nội dung đại hội bất thường lần này chưa được hãng bay công bố nhưng giới phân tích cho rằng có nhiều khả năng sẽ liên quan tới vấn đề phát hành cổ phiếu tăng vốn theo đề xuất trước đó của hãng.

Trong khi đó, tại một hội thảo tổ chức ngày 26/11 vừa qua, lãnh đạo của Vietjet Air và Bamboo Airways đều mong muốn được Nhà nước hỗ trợ thanh khoản tương tự như Vietnam Airlines.

Liệu đề xuất hỗ trợ vốn của các hãng bay có triển vọng sau 'gương' của Vietnam Airlines? - Ảnh 1.

Vietjet Air và Bamboo Airways đều kiến nghị được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để đảm bảo thanh khoản. (Ảnh: Hà Nội Mới).

Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng Giám đốc CTCP Hàng không Vietjet cho biết, Tập đoàn này kiến nghị được các ngân hàng thương mại hỗ trợ vay 4.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi trong vòng 3-5 năm. Có thể chỉ định hai ngân hàng Nhà nước có tiềm lực mạnh cùng tham gia hỗ trợ. Hãng bắt đầu trả nợ và lãi trong vòng ba năm, kể từ 2023-2025.

Tương tự, về phía Bamboo Airways, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Khắc Hải cho biết hãng mong muốn "Quốc hội và Chính phủ xem xét có gói tài chính hỗ trợ các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt hỗ trợ cho Vietnam Airlines".

Đại diện hãng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ chung cho các hãng chứ không riêng bằng hình thức cho vay tái cấp vốn. Các hãng đi vay trực tiếp từ ngân hàng thương mại với lãi suất 2-3%, thời hạn vay 2-3 năm và đảm bảo bằng tài sản.

Đề xuất hỗ trợ vốn của các hãng bay liệu có khả năng được chấp thuận?

Thông tin từ Saigon Times, sau khi ghi nhận ý kiến của các hãng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, nguồn vốn cần để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh là rất lớn. 

Tuy nhiên, do hàng không là ngành cạnh tranh quốc tế rất cao nên Bộ đã tổng hợp kiến nghị của các hãng, báo cáo Chính phủ xem xét. Căn cứ trên khả năng tài chính, sẽ hỗ trợ các hãng theo qui định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế nhưng sẽ công bằng, bình đẳng.

Dưới góc độ chuyên gia, TS.Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này trong một bài phỏng vấn với báo Đầu tư

Theo ông, khoản hỗ trợ mà Quốc hội dành cho Vietnam Airlines trên tư cách là hỗ trợ của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu 86% vốn tại doanh nghiệp này. Đây là thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu, khác với chính sách hỗ trợ chung cho các hãng hàng không. Việc này Quốc hội đã có nghị quyết cho phép hỗ trợ rất mang tính thị trường, minh bạch.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, trên tầm nhìn quốc gia, các hãng hàng không Việt Nam cũng cần phải được cứu. Nhà nước phải có trách nhiệm như hỗ trợ cấp vốn, lãi suất, tránh việc hãng hàng không “tị nạnh” nhau về phần hỗ trợ.

Đây là khoản hỗ trợ cần thiết để các hãng bay Việt Nam có thể đứng vững và có thể bật dậy ngay khi thị trường hàng không thế giới phục hồi.

Chuyên gia này cũng cho rằng, tìm nguồn tài trợ cho hàng không phải đặt hướng thuyết phục ngân hàng, Chính phủ tài trợ hàng không chính là tài trợ cho tương lai.

Ngoài việc chờ đợi các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, ông Thiên khuyến nghị các hãng hàng không cần tập trung kích hoạt thị trường nội địa hàng không như là điểm tựa quan trọng để có thể tồn tại, phục hồi sau dịch Covid-19.

chọn
Hình ảnh đường song hành Vành đai 4 dần thành hình đoạn qua Vinhomes Đan Phượng
Đường song hành Vành đai 4 – vùng Thủ đô đi qua huyện Đan Phượng với chiều dài 6 km, nhiều đoạn đã thảm nhựa, trong đó có đoạn đầu cầu Hồng Hà.