Lính cứu hỏa: Người đi tìm sự sống trong biển lửa

Thường xuyên phải làm việc dưới áp lưc cao, gồng mình với "giặc lửa", tai nạn là điều khó tránh khỏi, thế nhưng những người lính cứu hỏa vẫn sẵn sàng lao vào biển lửa, chiến đấu với tử thần để giành giật sự sống cho người dân.
linh cuu hoa di tim su song trong bien lua Chông chênh đời thợ xây nhà cao tầng
linh cuu hoa di tim su song trong bien lua Cascadeur - nghề không dành cho người yếu tim
linh cuu hoa di tim su song trong bien lua
Những người lính cứu hỏa luôn có mặt ở nơi "nóng nhất", tìm mọi cách tiếp cận hiện trường. Ảnh: N.Y

Giữa cái nắng chói chang, oi bức của Sài Gòn, chúng tôi có mặt tại Phòng Cảnh sát PCCC quận 8 vào trung tuần tháng 4. Dù trong bất cứ thời gian nào, có khi cả ngày không nhận tin báo cháy nhưng những chiến sĩ PCCC nơi đây vẫn luôn phải túc trực, miệt mài tập luyện nâng cao nghiệp vụ, rèn luyện sức khỏe dẻo dai để đối phó tốt hơn với “giặc lửa” và để tránh những tai nạn rủi ro trong nghề.

Chúng tôi gặp Đại úy Châu Thanh Quang, Phó Đội trưởng Đội chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC quận 8, nổi bật trên khuôn mặt đen sạm là nụ cười hiền lành, chất phác của một người lính cứu hỏa. Chỉ vào cánh tay đang băng bó, anh Quang nói: “Hôm rồi làm nhiệm vụ, bất cẩn bị thanh sắt rớt trúng, bị bong gân tí thôi”.

Gần 15 năm gắn bó với nghề, có mặt ở hàng trăm “trận chiến”, đối mặt với vô số loại “giặc lửa”, anh Quang chẳng nhớ nổi mình đã bao nhiêu lần bị tai nạn như thế này. Thế nhưng, sự can đảm như đã ăn sâu vào con người của anh. Chẳng chút mảy may lo sợ hay nản lòng dù ngọn lựa có nóng và lớn đến đâu. Anh Quang cười bảo: “Đối với cái nghề này, không có vết thương mới là chuyện lạ chứ trầy xước như này là chuyện thường ngày thôi”.

linh cuu hoa di tim su song trong bien lua
Không kể ngày hay đêm, người lính cứu hỏa luôn túc trực và làm việc hết công suất. Ảnh: N.Y

Ngồi cùng với chúng tôi, những chiến sĩ PCCC kể về những khó khăn và tai nạn hàng ngày vẫn luôn rình rập họ một cách say sưa. Nguy hiểm nhất là những vụ cháy nổ hóa chất tỏa ra nhiều khói và khí độc và nguy cơ bị lửa tạt vào mặt, ngạt khí hay bỏng vì bị bắn hóa chất vào người…

Nhớ về những ngày đầu bước vào nghề, Trung úy Phan Thái Sơn, người đã có 10 năm kinh nghiệm chia sẻ: “Ngày đầu đi làm nhiệm vụ, mình hào hứng lắm, song không ngờ ngọn lửa nguy hiểm thế. Lửa cháy bùng bùng, sức nóng của lửa mạnh đến mức rát cả người, dù đã mặc đồ bảo hộ và đứng cách xa hàng chục mét. Càng vào trong khu vực cháy, mình càng cảm nhận được sức nóng kinh người, khói mù mịt, anh em chẳng ai nhìn thấy nhau. Sau vụ ấy ai cũng bị phỏng rát mặt”.

Tuy nhiên, với các anh, nỗi sợ lớn nhất không phải là “giặc lửa” mà là không cứu được các nạn nhân trong biển lửa hiểm nguy, bất lực nhìn ngọn lửa hung dữ cướp đi sinh mạng của người dân mà không làm gì được.

linh cuu hoa di tim su song trong bien lua
Khi mọi người tìm cách tháo chạy để thoát thân thì những người lính cứu hỏa lại lao vào. ảnh N.Y

Hầu hết các chiến sĩ trẻ đều thừa nhận, công việc họ đang làm rất nguy hiểm. Việc chữa cháy trong những công trình sắp sập, tầng hầm, có chất nổ hoặc mạng lưới dây điện không an toàn… đồng nghĩa đối mặt với những hiểm nguy, tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

“Trong một lần chữa cháy tại ngôi nhà cũ, vì đã xây dựng quá lâu nên các hạng mục trong nhà đều mục nát, xuống cấp. Đang trong lúc kéo lăng vào phía trong nhà, bất thình lình một nửa mái nhà bằng tôn đổ ập xuống, chẳng ai kịp phản ứng, mình bị mái tôn sập đè trúng chân sau. Các đồng đội khác vừa chữa cháy vừa kéo mình ra khỏi mái tôn nóng bỏng. Cũng may lần ấy không bị gãy chân”, chiến sĩ Sơn nhớ lại.

Ngoài việc bị lửa thiêu, cháy da, bỏng người… nhiều chiến sĩ PCCC còn bị khói độc tràn vào phổi, chảy nước mũi đen sì, ho ra đờm đen, máu tươi. Nhớ lại lần chữa cháy tại khu chợ Kim Biên, đại úy Châu Thanh Quang vẫn còn rùng mình kể: “Khu chợ Kim Biên rất nhiều hóa chất, khói đen ngàu, đặc quánh những luồng khí độc, phả thẳng vào mặt anh em. Một ngày sau khi tham gia dập lửa, gần chục anh em trong đội đều phải vào viện khám vì cổ họng đắng ngắt, nước mũi đen xì”.

linh cuu hoa di tim su song trong bien lua
Những khó khăn, gian khổ để chiến đấu với "giặc lửa", công việc của người lính cứu hỏa chẳng khác những người lính chiến đấu ngoài chiến trường. Ảnh: V.D

Không chỉ những chiến sĩ trẻ, Thượng tá Phạm Trí Thảo, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận 8, người có hơn 32 năm trong ngành chính là người thấu hiểu nhất những khó khăn, gian nan, nguy hiểm mà những người lính cứu hỏa phải đối mặt. Tuy nhiên, Thượng tá Thảo vẫn thường coi những khó khăn ấy chính là niềm vinh dự của người lính PCCC.

Theo Thượng tá Thảo, một người lính chữa cháy trước đám cháy phải biết nhìn nhận tình hình, xác định được khả năng sụp đổ của khấu kiện, sức chịu lực của tầng nhà như thế nào, nung nóng bao nhiêu tiếng, một số chất cháy chứa hóa chất thì có được phun nước vào không... những thứ đó thuộc về nghiệp vụ.

“Hẳn chúng ta vẫn chưa quên tấm gương của liệt sĩ Phạm Trường Huy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC quận 6 đã hy sinh trong một lần tham gia thực hiện nhiệm vụ. Đó là tấm gương bất khuất cho những người lính cứu hỏa.

Khi đã tham gia 'trận chiến' là phải dốc toàn tâm, toàn trí, toàn lực vào việc cứu người, dập tắt đám cháy và bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước. Dù đối mặt với tử thần cũng không hề nao núng, một chí hướng để hoàn thành nhiệm vụ”, thượng tá Thảo chia sẻ.

linh cuu hoa di tim su song trong bien lua
Người lính cứu hỏa luôn hết mình để phụng sự nhân dân. Ảnh: V.D

Trong biển lửa nóng rát và khói mù mịt, mọi thứ có thể đổ sập bất cứ lúc nào, khi mọi người hoảng loạn, tìm mọi cách để thoát thân thì những người lính cứu hỏa xông vào, dùng mọi phương tiện và sức lực để dập lửa cứu người, cứu tài sản một cách nhanh nhất.

“Xông vào lửa cũng như lúc xông pha ra chiến trường, người lính cứu hỏa bất chấp nỗi sợ hãi, sự bất trắc, nguy hiểm của “giặc lửa”, sẵn sàng đổ mồ hôi, nước mắt và xương máu để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng”, thượng tá Thảo bày tỏ.

linh cuu hoa di tim su song trong bien lua Chông chênh đời thợ xây nhà cao tầng

Phơi nắng, dầm mưa, đứng chông chênh trên những chiếc giàn giáo, không bảo hộ, không bảo hiểm… tai nạn, nguy hiểm rình rập nhưng ...

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.