Hà Nam: Hiểm họa từ 2 cây cầu ngang dân sinh trong mùa mưa bão

Tắt máy, xuống xe dắt bộ là việc mà mỗi người đều phải làm khi đi ngang qua cầu phao xã Hoàng Tây và xã Tân Sơn (Kim Bảng, Hà Nam). Hiện đang là mùa mưa bão, nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt học sinh, người dân qua lại trên những cầu phao xuống cấp này.
 

Hiểm họa… rình rập

Cầu phao xã Hoàng Tây( Kim Bảng, Hà Nam) được xây dựng cách đây hơn 30 năm, vật dụng chủ yếu là những tấm ván mỏng được ghép nối với nhau bằng thép buộc, cột trụ được cố định bằng bê tông, mặt cầu rộng khoảng chừng 3m, chiều dài lên tới 40m, nhưng tuyệt nhiên không có lan can bảo vệ.

Do xây dựng đã lâu nên đến nay các khối trụ bê tông trên cầu đã xiêu vẹo, ốc vít kết nối giữa cá cột trụ với các tấm ván đã bị bong. Ngoài ra đây còn là cây cầu độc đạo qua lại của người dân và học sinh nối liền hai bờ sông xã Hoàng Tây.

Do xây dựng đã quá lâu, với chiều dài 40m nhưng chỉ có 7 trụ nên mỗi khi có người qua lại cây cầu rung lên, các mối ghép tưởng chừng có thể bật ra bất cứ khi nào. Mặt khác do tác động của thời tiết đã làm cho nhiều miếng ván trên bề mặt cầu bị mục nát, tiềm ấn nhiều nguy cơ tai nạn khi di chuyển trên cầu.

Bà Nguyễn Thị Vượng (thôn Thọ Lão, xã Hoàng Tây), hàng ngày đều 2 lượt qua cây cầu phao tỏ ra lo lắng: "Mặt cầu là những tấm gỗ ghép lại với nhau, nhiều tấm gỗ đã mục tạo những hố rộng nên nhiều người qua lại rất sợ, nhất là những người lần đầu qua cầu.

Tôi thường xuyên chở hàng qua đây, đã quen nhưng cũng chỉ dám dắt xe. Hai lối lên, xuống đều dốc, nhiều hôm hàng nặng phải nhờ người đẩy giúp. Bình thường đã vậy, những hôm mưa to, nước sông Nhuệ dâng cao, có sóng gió tác động, việc đi lại càng khó khăn nguy hiểm".

ha nam hiem hoa tu 2 cay cau ngang dan sinh trong mua mua bao
Nguy hiểm rình rập khi người dân lưu thông qua cầu phao xã Hoàng Tây( Kim Bảng, Hà Nam). Ảnh: Quang Huy

Còn tại cầu phao Tân Lang (xã Tân Sơn, Kim Bảng) trải qua năm tháng nên các lớp đá cát, xi măng hiện nay đều đã bong tróc, nham nhở gây mất an toàn giao thông. Người dân nơi đây cho biết vào mùa mưa bão, nước sông chảy xiết dâng cao, cây cầu luôn trong tình trạng bị “ngập úng”, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

Theo quan sát, mặt cầu hiện đã bong tróc các lớp xi măng, sỏi đá do lúc thi công đổ sơ sài, nhiều đoạn xẻ thành rãnh, ghồ ghề và không hề có lan can nhưng vẫn phải “oằn mình” gồng gánh đầy đủ mọi phương tiện.

Anh Đinh Văn Toan, một lái buôn thường xuyên qua cầu phao Tân Lang cho biết: "Mùa nắng cũng như mùa mưa, ngày nào tôi cũng phải qua lại trên chiếc cầu phao này.

Biết là nguy hiểm nhưng vẫn phải chấp nhận đi. Mùa khô nước sông xuống thấp tạo thành dốc sâu, mùa mưa nước lên cao, qua sông dễ nhưng cầu đã bị rệu rã, lại không có lan can nên rất nguy hiểm.

ha nam hiem hoa tu 2 cay cau ngang dan sinh trong mua mua bao
Các thanh sắt mục nát tại cầu phao Tân Lang .(Ảnh Quang Huy )

Không có kinh phí để xây cầu

Theo Ông Phan Duy Tiên, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết, cầu phao Tân Lang là cây cầu quan trọng nối xóm 10, xóm 11 với xóm 9 của thôn Tân Lang. Hàng ngày có rất nhiều người và phương tiện đi lại qua cầu. Đặc biệt, đây còn là con đường đến trường duy nhất của các em học sinh.

Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, cây cầu đã xuống cấp, nhiều hạng mục cũ nát, xập xệ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

“Hàng năm, xã vẫn phối hợp với chủ hợp đồng xây dựng cầu tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa. Song đó cũng chỉ là giải pháp trước mắt, nhân dân và chính quyền địa phương rất mong có một cây cầu mới, đảm bảo an toàn cho người dân”. Ông Tiên chia sẻ thêm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Thanh Sĩ, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Bảng( Hà Nam) cho hay, cầu phao trên địa bàn huyện được hình thành từ lâu, thay cho việc đi đò của người dân. Nếu đi qua các cầu cứng, người dân địa phương phải di chuyển đường vòng, rất xa.

Trong các lần tiếp xúc cử tri, huyện đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của cử tri, huyện có đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng thêm 2 cây cầu bắc qua sông Nhuệ, sông Đáy để người dân không phải qua lại bằng câu phao như hiện nay.

“Cầu phao Hoàng Tây nằm trong dự án xây dựng đường vành đai T3 (từ quốc lộ 1A - qua sông Nhuệ, thuộc địa phận xã Hoàng Tây vào khu du lịch sinh thái Tam Chúc,(thị trấn Ba Sao) do tập đoàn Xuân Thành làm chủ đầu tư, sẽ được triển khai xây dựng trong giai đoạn 2016 – 2020.

Cầu phao Tân Lang, dù đã có dự án xây dựng cầu thay thế nhưng do nguồn kinh phí đầu tư quá lớn nên dự án đang bị tạm dừng” Ông Sĩ cho biết thêm.

ha nam hiem hoa tu 2 cay cau ngang dan sinh trong mua mua bao Biển Đông cùng lúc đón áp thấp nhiệt đới kèm bão số 3

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 3 có tên quốc tế là ROKE và áp thấp nhiệt đới đang mạnh ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.