ĐBQH Bùi Thị An cho rằng quy trách nhiệm cho lỗi đánh máy là do thói quen sợ khuyết điểm, do bệnh hình thức. |
Sáng 10/4, ông Cao Mạnh Cường (SN 1964, trú phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), người điều khiển xe ô tô biển xanh 31A-7284 đi ngược chiều trên cầu Nhật Tân ngày 6/4 đã tới cơ quan chức năng để trình diện.
Lý giải sự mâu thuẫn trong bản tường trình với công văn của Bộ Y tế trước đó, ông Cường cho rằng "các nội dung về nguyên nhân được nêu trong văn bản của cơ quan chủ quản là lỗi đánh máy của nhân viên".
Đánh giá về vụ việc trên, ĐBQH khóa XIII Bùi Thị An cho rằng: "Trong cuộc đời ai cũng cũng có sai lầm, không lớn thì nhỏ và không thể tránh hết được. Nếu có sai lầm thì nên thẳng thắn nhận sai".
Theo bà Bùi Thị An, người Việt chúng ta có lòng vị tha rất lớn. "Chúng ta đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Do đó, đừng đổ lỗi cho người khác", bà An nói.
"Những người có trách nhiệm cao thì càng không đổ lỗi cho người khác. Ngoài ra, không ai đánh giá cả quá trình của một con người chỉ vì một lỗi lầm".
"Đổ lỗi có thể là do thói quen sợ khuyết điểm hoặc do "bệnh hình thức". Tức là bản thân muốn người khác nhìn đẹp về mình. Ai cũng có thể sai. Quan trọng là nhận sai và sửa thôi", ĐBQH khóa XIII Bùi Thị An nhận định.
Lái xe biển xanh đi ngược chiều trên cầu Nhật Tân: Công văn của Bộ Y tế là do... lỗi đánh máy
Bộ Y tế lý giải, trong công văn không ghi cụ thể là CSGT hay công an ra hiệu quay đầu mà chỉ ghi là ... |
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho biết, khi văn bản phát hành đi, cơ quan nào phát hành văn bản phải chịu trách nhiệm. "Nếu xét đến cùng, văn bản có gây ra tác động xấu trong dư luận thì tự các cơ quan đó phải xem xét", bà Khánh nói.
Theo bà Trần Thị Quốc Khánh, việc "đổ lỗi cho đánh máy" chưa biết đúng hay sai nhưng văn bản phát hành có chữ ký có đóng dấu. Do đó, người ký phải chịu trách nhiệm.
"Lỗi đánh máy, lỗi soạn thảo văn bản" là những "khái niệm" không mới trong thời gian gần đây. "Người đánh máy" cũng là một kẻ vô hình từng nhiều lần bị... đổ lỗi.
Trước đó, dư luận từng xôn xao về việc một văn bản của Công an Lào Cai nói về thực trạng bắt cóc người lấy nội tạng gây kinh sợ cho dư luận cả nước. Sau đó, vụ việc được kết luận chỉ là do “lỗi soạn thảo văn bản”.
Ngày 25/3/2015, trang web của Đại học Lâm nghiệp xuất hiện thông báo về việc một số cán bộ, giảng viên trả lời báo chí liên quan đề án thay thế cây xanh ở Hà Nội là không tuân thủ quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của đại học này.
Đáng chú ý là trong thông báo này có nội dung: "Sự việc đã được cơ quan Công an thành phố Hà Nội (Phòng PA 83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm".
Tuy nhiên, sau đó, người phát ngôn ĐH Lâm nghiệp cho biết "thông báo về việc phòng PA83 đề nghị nhà trường xử lý nghiêm cán bộ, cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn" là "sự cố đáng tiếc do sơ xuất trong đánh máy, người soạn thảo đã không diễn đạt đúng chủ trương của trường".
Người chịu trách nhiệm nội dung văn bản là người đặt bút ký và đóng dấu. Tuy nhiên, lối giải thích "lỗi do đánh máy" đang khiến dư luận băn khoăn về khả năng chịu trách nhiệm của những người có... "trách nhiệm".