Những ngày qua, những cái tên như VN Pharma và Bộ trưởng Y tế dường như là những thứ hằn sâu nhất trong trí nhớ của không ít người.
Tất cả mọi đồn đoán, suy diễn về mối quan hệ giữa Bộ trưởng Y tế với công ty VN Pharma cho đến buổi họp báo Chính phủ thường kỳ hôm qua đã được tập trung cao độ về hai dữ kiện.
Một là trong gia đình Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không ai tham gia công ty VN Pharma cả. Hai là em chồng của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham gia công ty CP VN Pharma với tư cách là phó giám đốc, phụ trách đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (Ảnh: Hoàng Long) |
Khi dư luận còn chưa hiểu ông em chồng có phải là người trong gia đình không, thì tại buổi họp báo, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã đưa ra một cách giải khiến nhiều người không khỏi bất ngờ: “Bộ trưởng Tiến không nói về em chồng chứ không nói không có”.
Trong tháng 8/2017 này, đây không phải là lời giải “xuất sắc” duy nhất. Mà trước đó, một lời giải tương tự đã được ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đưa ra khi báo giới hỏi ông về kết luận thanh tra tài sản của GĐ Sở TN&MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý.
Ông Đạt cho hay ông Phạm Sỹ Quý kê khai tài sản trung thực nhưng chưa đầy đủ. Bởi theo vị Cục trưởng Chống tham nhũng này kê khai không trung thực là có biểu hiện gian dối và trường hợp ông Quý là kê khai chưa đầy đủ, kê khai thiếu.
Vậy cứ áp dụng theo lời ông Cục trưởng này, nếu chỉ xét bố, mẹ, con, anh chị em ruột là người trong gia đình thì lời Bộ trưởng trả lời báo chí (thực hư thông tin em chồng, con trai Bộ trưởng tham gia ban lãnh đạo Công ty VN Pharma) là đúng. Có chăng chỉ là chưa đầy đủ.
Nhưng có lẽ để trả lời cho câu hỏi lời của ông thứ trưởng Y tế có thực sự thuyết phục dư luận không thì không hề dễ dàng.
Khi phiên tòa xử vụ VN Pharma được tiến hành, hàng loạt câu hỏi về quan hệ giữa Bộ trưởng Y tế và VN Pharma được đặt ra bởi lý gì một công ty nhỏ đến mức Bộ trưởng không hề biết lại có thể trúng thầu nhiều lô hàng trị giá hàng trăm tỷ đồng dành cho ngành y tế của một số địa phương đến vậy.
Niềm tin của dư luận vào lời Bộ trưởng khẳng định gia đình bà không ai tham gia công ty VN Pharma với báo giới không chỉ là niềm tin đối với cá nhân Bộ trưởng.
Đó là niềm tin của cả xã hội rằng ngoài lô thuốc khủng kém chất lượng của VN Pharma bị tóm kia chỉ là duy nhất bởi “lưới lọc” Cục Quản lý Dược của Bộ sẽ không để bất cứ lô thuốc nào tương tự lọt qua vì bất cứ lý do gì có thể tới tay người bệnh.
Đó là niềm tin của người bệnh đang trong tình trạng “thập tử nhất sinh” nằm trên giường bệnh vào những viên thuốc do các vị bác sỹ đưa cho để trị bệnh hàng ngày rằng đó là thuốc “xịn”, có thể chưa khỏi bệnh cho mình, không phải “thuốc tương đương”.
Đó là niềm tin của những người nhà bệnh nhân vào những đơn thuốc do các bác sỹ kê cho người nhà của mình rằng đó là thuốc tốt chứ không phải “thuốc quan hệ”, “thuốc có hoa hồng”.
Đó là niềm tin của người dân vào sự trong sạch ở một ngành nghề cao quý, nơi mà những người hành nghề được kính trọng như “từ mẫu”.
Bài toán “liên quan” giữa Bộ trưởng Y tế với VN Pharma dù đã được vị Thứ trưởng Y tế giải quyết một cách “xuất sắc’ nhưng chưa đủ trong vụ VN Pharma nhập thuốc trị ung thư kém chất lượng. Bởi có một bài toán lớn hơn thế mà ngành Y tế cần giải luôn
Trong vụ việc VN Pharma, ai sai và sai đến đâu, đã có pháp luật giải quyết. Nhưng bài toán về niềm tin sau vụ việc này thì quả không đơn giản. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Nếu “một lần bất tín” đã xảy ra thì không ai có thể khẳng định sẽ không xảy ra “vạn lần bất tin”.
Xin đừng để bác sỹ chùn tay trước người bệnh vì bất cứ thứ gì Việc tạo ra tiền lệ bắt một bác sỹ phải chịu hậu quả từ trách nhiệm của người khác có thể sẽ khiến họ chùn ... |