Lương cán bộ, viên chức Hà Nội sẽ cao hơn khu vực doanh nghiệp

Đó là mục tiêu trong chính sách cải cách tiền lương vừa được Hà Nội đề ra.

Ngày 11/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phê duyệt Kế hoạch số 63/KH-UBND về việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp thuộc thành phố.

Kế hoạch này nhằm triển khai Chương trình hành động số 23 ngày 1/11/2018 của Thành uỷ Hà Nội, nhằm thực hiện nghị quyết số 27 của Trung ương về cải cách tiền lương.

Theo đó, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các sở, ngành và các đơn vị liên quan của TP Hà Nội tập trung thực hiện chín nhiệm vụ trọng tâm để nâng dần mức lương cho cán bộ, công viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp của TP theo lộ trình.

Lương cán bộ, viên chức Hà Nội sẽ cao hơn khu vực doanh nghiệp - Ảnh 1.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch cải cách tiền lương theo vị trí việc làm để nâng cao mức lương cho cán bộ, công viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động thuộc khối doanh nghiệp do TP quản lý

Đến năm 2021 áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn bộ các cơ quan, đơn vị thuộc Hà Nội quản lý.

Mức tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp của TP, và từng bước có sự gia tăng phù hợp với nguồn lực tài chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ năm 2019 đến năm 2020, các doanh nghiệp rà soát, đánh giá địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng đảm bảo phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của cá nhân và gia đình người lao động. Quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo Đề án cải cách chính sách tiền lương của Chính phủ.

Đến năm 2025, Hà Nội sẽ thực hiện được chính sách nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách TP.

Theo đó, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Từ năm 2021, các doanh nghiệp thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động đảm bảo áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025.

Đến năm 2030, Hà Nội sẽ thực hiện được chính sách nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách TP.

Theo đó, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, giai đoạn này Hà Nội cũng thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Ai sẽ được tăng lương trong năm 2019?Ai sẽ được tăng lương trong năm 2019? Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 2019Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 2019 Lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2019Lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2019
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.