Chiếc máy rút tiền điện tử đầu tiên được đưa vào lắp đặt và hoạt động tại ngân hàng Barclays Bank hồi năm 1967. Tác giả của sản phẩm này là John Shepherd Barron (sinh năm 1925, Anh). Tuy nhiên, cũng có vài người khác đăng ký bằng sáng chế như Luther George Simjian. Từ đó cho đến nay, đây thực sự là một tiện ích cho cuộc sống con người. Bạn không cần vào quầy giao dịch với tẩm thẻ trên tay và mật khẩu ATM có thẻ rút tiền một cách dễ dàng.
Theo tư liệu của BBC, người phát mình John Shepherd Barroncon đã nhớ về mã số của mình trong quân đội với 6 số và ông định lấy 6 số làm mật khẩu ATM. Nhưng vợ ông Caroline đã không đồng ý với quan điểm này. Ông cho hay, vợ ông bảo chỉ nhớ được 4 con số vì vậy mật khẩu ATM chỉ có 4 số.
Ông Barron còn nhớ, vợ ông gọi vọng trong bếp ra nói rằng chỉ nhớ được 4 số nên ông đã đặt 4 số là mật khẩu chuẩn của ATM. Nhiều người còn cho rằng, chắc chắn ông Barron là người yêu vợ nên sẵn sàng chiều theo ý vợ như vậy.
Tật hay quên của bà Caroline đã khiến cuộc sống của hàng triệu người thuận tiện hơn nhưng nó cũng đặt ra vấn đề về nỗi lo an ninh. Thay vì phải thử 1 triệu mã PIN thì tin tặc có thể chỉ cần kết hợp 4 số trong 10.000 lần. Đây là điều khiến cho Apple đã đặt mật mã password gồm 6 số khi phát hành iOS9.
Khách hàng chọn mật khẩu kiểu "điếc không sợ súng"
Tuy nhiên, có nhiều người lại chọn các mật khẩu cực kỳ dễ bị phát hiện như 1234, 1111, 000. Theo The Guardian, những mã PIN dễ bị lộ này chiếm 18,6% của tất cả mã PIN sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu sử dụng mã PIN 6 chữ số để tăng cường tính bảo mật trong bối cảnh nhiều vụ việc hacker tấn công trộm tiền ngân hàng xảy ra.
Dù đã có nhiều cảnh báo nhưng không phải khách hàng nào cũng ý thức được về khả năng các hacker cuỗm tiền chỉ bằng vài thủ thuật. Theo Time Newsfeed, mỗi năm khoảng 10% người Mỹ bị hacker tấn công và lấy cắp thẻ ghi nợ, thậm chí hàng tỷ USD bị rơi vào tay những tên trộm này.
Không chỉ những dãy số dễ đoán như nói ở trên mà nhiều người có tật hay quên lại chọn ngay sinh nhật của mình để làm mã PIN. Ông Eric Lillard - Chuyên gia về thẻ - cho hay chủ nhân thẻ ATM còn dùng ngày sinh hoặc các dãy số lặp lại hay các dãy số tăng dần thì các tên trộm còn hoành hành.
Thậm chí, theo số liệu của Đại học Cambridge, trong 11 người dùng thẻ ghi nợ có 1 người chọn password rất dễ đoán. Cho nên, không chọn mã PIN là ngày sinh hoặc những mã PIN như ngày tháng tổ chức đám cưới, mã vùng điện thoại nơi bạn sống cũng không nên dùng vì tính bảo mật không đảm bảo.
Nghiên cứu của DataGenetics cho thấy, các tên trộm thử khoảng 20 lần password có thể đoán thành công mã PIN tới 25%. Nguyên nhân là cách đặt password dễ dãi, không quan tâm đến tính bảo mật như đã nói ở trên. Cho nên, tất cả mọi khả năng có thể xảy ra, người dùng phải nâng cao cảnh giác mới có thể thoát được "bàn tay" của những tên hacker hay tên trộm chuyên nghiệp.