Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư ít nhất 5 năm vào bất động sản tại Việt Nam |
Trong quý I/2018, có thể kể đến một số thương vụ nổi bật như CapitaLand mua lại một lô đất thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội với giá 30,2 triệu USD.
Nomura Real Estate mua 24% tòa nhà Sun Wah Tower và REIT một công ty có chiến lược thâu tóm các khách sạn của Thái Lan mua hai dự án tại TP. Hồ Chí Minh.
Tập đoàn Jones Lang LaSalle dự báo năm 2018 sẽ là một năm kỷ lục cho M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.
Một trong những điểm thuận lợi cho việc M&A đó là mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế cho vay bất động sản và ngành xây dựng để kiểm soát nợ xấu tốt hơn và duy trì tăng trưởng tín dụng. Chính sách này buộc các nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm các nguồn vốn khác, trong đó có M&A.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang coi thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến cho đầu tư dài hạn, ít nhất là 5 năm. Thay vì các dự án hiện có, họ sẽ quan tâm đến bất động sản hình thành trong tương lai.
Năm 2017, lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam chứng kiến quy mô M&A chạm ngưỡng 1,5 tỷ USD. Một số thương vụ nổi bật phải kể tên là liên doanh giữa Hongkong Land (HKL) và Công ty Cổ phần Đầu tư Cơ sở hạ tầng Hồ Chí Minh (CII) mua lại 1,45 ha dự án Quảng trường Vina tại Quận 4, TP.HCM của CapitaLand và VinaLand. Thương vụ trị giá 41,2 triệu USD.
Ông Stephen Wyatt, Giám đốc Quốc gia của JLL tại Việt Nam nhận định Việt Nam là một thị trường mới nổi, có rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư có lợi nhuận cao mà cơ hội này không thể tìm thấy ở các thị trường phát triển khác.
"Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật tiếp tục được cải thiện mang lại sự tự tin hơn cho các nhà đầu tư muốn tìm chỗ đứng vững chắc trong thị trường sôi động này", ông Stephen Wyatt nói.
TP HCM dẫn đầu M&A bất động sản cả nước
3 tháng qua, Việt Nam ghi nhận 11 thương vụ M&A bất động sản được công bố, trong đó TP HCM là địa phương có ... |