Mẹo trị bệnh tại nhà khi trẻ bị ho, cảm cúm, cảm lạnh

Không dùng thuốc, bố mẹ vẫn có thể giúp con dễ chịu và giảm triệu chứng bệnh bằng những mẹo trị bệnh an toàn tại nhà sau.
 

Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, bố mẹ thường sẽ nghĩ ngay đến việc cho trẻ uống thuốc. Thế nhưng Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cảnh báo những loại thuốc ở quầy thuốc không có hiệu quả trong điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ nhỏ, đặc biệt thuốc còn nguy hiểm nếu sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Không dùng thuốc, bố mẹ vẫn có thể giúp con dễ chịu và giảm triệu chứng bệnh bằng những mẹo trị bệnh an toàn tại nhà sau.

Nghỉ ngơi nhiều (áp dụng với mọi lứa tuổi)

Khi trẻ bị ốm, mệt, trẻ cần nghỉ ngơi nhiều chứ không phải ăn nhiều. (Ảnh: MagicMum)

Cơ thể cần nhiều năng lượng để chống chọi với viêm nhiễm. Khi bị bệnh, trẻ nhỏ cũng vậy. Điều quan trọng bây giờ là cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, thay vì cố ép trẻ ăn nhiều.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra căng thẳng, stress cũng khiến trẻ dễ bị bệnh. Nếu trẻ đang gặp vấn đề lo lắng gì đó ở trường, với bạn bè hoặc có chuyện gì đó không hay xảy ra trong gia đình, hãy cho trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn, sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh.

Xông hơi (áp dụng cho mọi lứa tuổi)

Xông hơi hay tắm nước ấm cũng giúp trẻ đỡ mệt hơn. (Ảnh: MomJunction)

Liệu pháp xông hơi sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp trẻ thông mũi, dễ thở và thoải mái hơn. Ngoài ra tắm nước ấm cũng có tác dụng thư giãn cho trẻ. Bạn có thể dùng máy xông hơi chuyên dụng, nếu không có, thì đặt một bát nước nóng gần mặt trẻ nhưng phải thật cẩn thận, tránh cho trẻ bị bỏng, hoặc có thể cho trẻ vào bồn tắm nước ấm.

Nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi

Với những trẻ quá nhỏ, chưa biết tự đẩy chất nhầy trong mũi ra bên ngoài, thì nhỏ nước muối sinh lý sẽ giúp làm mềm chất nhầy và cũng giúp trẻ dễ thở hơn. Trẻ đang ở độ tuổi bú mẹ hoặc bú các loại sữa khác, việc thông mũi là rất cần thiết bởi trẻ sẽ không bị khó thở khi bú. Tuy nhiên cần chú ý không nhỏ quá nhiều, chỉ khoảng 4 lần/ ngày là đủ.

Trước khi hút mũi cho trẻ, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào bên trong mũi và hút nhẹ nhàng, tránh hút mạnh. Cũng không nên hút mũi cho trẻ quá 4 lần/ ngày.

Cho trẻ uống nhiều nước/ sữa (áp dụng với mọi lứa tuổi)

Trẻ đang bú mẹ khi bị ốm cần được bú mẹ nhiều hơn. (Ảnh: The Bump)

Đa phần bố mẹ có tâm lý khi trẻ bị bệnh thì ép trẻ ăn nhiều. Thực ra khi cơ thể mệt mỏi, trẻ chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước/ sữa để tránh bị mất nước. Bổ sung thêm nước/ sữa cũng giúp chất nhầy trong mũi, đờm trong cổ họng lỏng và loãng ra hơn.

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cho bú mẹ là cách tốt nhất cho trẻ mau khỏi bệnh. Với trẻ lớn hơn, thì cho trẻ uống nhiều nước lọc. Nếu trẻ nhạt mồm nhạt miệng, không muốn uống thì cho trẻ uống nước hoa quả thay thế.

Súp gà nấu loãng (áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi)

Nhiều nghiên cứu chứng minh súp gà giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy súp gà thực sự có tác dụng nhất định trong điều trị giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, chóng mặt, sốt, ngạt mũi. Có thể nấu súp gà với nấm hương, ngô ngọt và nên nấu loãng cho trẻ ăn dễ tiêu.

Cho trẻ uống mật ong (áp dụng với trẻ trên 12 tháng tuổi)

Mật ong có tác dụng giảm ho và dễ chịu cổ họng. Một số nghiên cứu cho thấy mật ong còn có thể giúp trẻ bị bệnh ngủ sâu giấc hơn. Có thể cho trẻ uống 1/2-1 thìa mật ong. Cũng có thể pha với một chút nước ấm và vài giọt nước cốt chanh. Lưu ý không nên uống quá gần giờ đi ngủ, vì có thể tăng nguy cơ trẻ bị sâu răng.

Súc miệng nước muối (áp dụng với trẻ trên 4 tuổi)

Pha một chút muối với nước ấm, có thể thêm vài giọt nước cốt chanh, khuấy đều và cho trẻ súc miệng bằng nước này. Đây là mẹo trị ho rất hiệu quả đã được áp dụng từ bao lâu nay. Nhiều nghiên cứu cũng công nhận hiệu quả của nước muối trong điều trị giảm ho ở trẻ nhỏ.

Hướng dẫn trẻ nhấp một ngụm nước muối, sau đó ngửa mặt lên và súc, phát ra tiếng ọc ọc là được. Nếu chỉ súc thông thường trong khoang miệng, sẽ không có tác dụng.

chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.