Mì cay hàn quốc 7 cấp độ đang là trào lưu mới thu hút nhiều người tới thử sức chịu đựng của bản thân. |
Mọi người tìm đến món mì cay 7 cấp độ với nhiều lí do khác nhau, người thì vì tò mò, người thì vì sở thích ăn cay, cũng có người vì bạn bè thách đố nhau nên tới thử sức với món mì cay để thử mức ăn cay của bản thân.
Rất nhiều người sau khi ăn xong món mì cay có cảm giác nóng ran trong người, bụng khó chịu, ợ chua, nóng rát dạ dày... và đã có không ít trường hợp phải nhập viện cấp cứu sau khi thử món mì cay này.
Ăn cay quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe
Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Thị Thanh, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng bệnh viện Bạch Mai cho bết:
Ớt xếp vào một trong những gia vị và được khuyến cáo dùng để kích thích vị giác, làm món ăn ngon hơn, giúp mang đến cảm giác ngon miệng. Nếu sử dụng quá nhiều có thể mang đến những hậu quả trực tiếp như phồng rộp, bỏng khoang miệng.
Nếu ăn quá nhiều ngoài việc bỏng khoang miệng còn dẫn đến trường hợp bỏng thực quản và dạ dày, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Các chuyên gia về tiêu hóa khuyến cáo, thói quen ăn cay có những tác động tiêu cực tới sức khỏe, những món cay, ấm nóng thì phù hợp với xứ lạnh. Mỗi người có một ngưỡng ăn cay nhất định. Mức độ, khả năng hấp thu, chịu đựng độ cay của cơ thể mỗi người khác nhau. Bất cứ cái gì ăn với liều lượng quá nhiều thì đều gây độc, ăn cay quá cũng vậy, nếu như độc cấp tính thì phải vào bệnh viện rửa ruột.Vì vậy, chỉ nên ăn ở mức độ khi cơ thể thấy vừa đủ để không ảnh hưởng sức khỏe. Trường hợp, cô gái trẻ nhập viện gần đây do ăn quá cay, bị kích thích đường tiêu hóa, đau bụng và phải nhập viện.
Giới trẻ Hà thành 'phát cuồng' với mì cay 7 cấp độ vì đâu?
Tại Hà Nội từ giới học sinh, sinh viên tới dân văn phòng đều "nô nức" kéo nhau đi ăn "mì cay 7 cấp độ" ... |
Biểu hiện của cơ thể khi ăn quá cay, cảm giác nóng, bồn chồn, nôn ói, tiêu chảy. Đó là cơ chế phản ứng tự bảo vệ cơ thể, để đưa độc tố ra vì khi không hấp thu được. Nếu sau khi nôn ói vẫn chưa hết, chất độc đã xuống dưới cơ thể, không nôn được nữa thì sẽ gây ra tiêu chảy để đẩy hết độc ra. Còn nếu nặng quá, tiêu chảy nhiều lần, gây rối loạn nhiều bộ phận trong cơ thể, bắt buộc phải nhập viện để cân bằng lại tình trạng ban đầu. Với đường tiêu hóa có một lớp tiết nhầy để bảo vệ, nếu ăn cay quá, có thể phá hủy lớp nhầy của niêm mạc, chất cay tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc ảnh hưởng đến dạ dày. Đối với món mì cay, nếu có bột ớt đỏ nhuộm màu có thể chứa Sudan là chất gây ung thư. Ngoài ra, bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa chất alfatoxin cũng có khả năng gây ngộ độc và ung thư.
Nên ăn cay vừa phải với sức chịu đựng của cơ thể
Theo các chuyên gia về tiêu hóa, nếu thích ăn đồ cay, mỗi tuần ăn cay hai ba lần là đủ, không nên ăn liên tục, không ăn vào buổi tối, càng không nên thử trong khi bản thân không thể tiếp nhận được những đồ quá cay.
Bác sĩ Thanh đưa ra lời khuyên khuyên những người thích ăn cay nên ăn cay ở mức độ vừa phải để không gây tổn hại đến sức khỏe, với những người muốn thử thách mức độ chịu đựng của bản thân thì nên ăn cay lên cấp cao dần, phải cho cơ thể thời gian thích nghi và dò ngưỡng chịu đựng của cơ thể để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Ăn mì cay cấp độ 4, cô gái Nghệ An nhập viện
Một cô gái đi ăn mì cay 7 cấp độ cùng người thân, sau khi ăn mì cay cấp độ 4, cô gái đã phải ... |
Do vậy, không nên lạm dụng ớt như một món khoái khẩu mà nên sử dụng ở mức độ vừa phải để không gây ảnh hưởng lên các cơ quan khác nhau trong cơ thể.