Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: TP HCM ‘đặt hàng’ chuyên gia lập đề án

Ngày 24/6, lãnh đạo Thành ủy TP HCM gặp gỡ các nhà khoa học, chuyên gia để lấy ý kiến liên quan đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo một số chuyên gia tham dự, trong cuộc họp Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã “đặt hàng” xây dựng đề án về việc mở rộng, nâng công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Nhân cũng đồng ý thành lập nhóm nhà khoa học, chuyên gia am hiểu lĩnh vực hàng không để xây dựng đề án mở rộng sân bay này.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không -Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, được giao làm trưởng nhóm.

Các thành viên là ông Phan Tương - nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất, phi công Nguyễn Thành Trung - nguyên Phó giám đốc Vietnam Airlines, phi công Nguyễn Nam Liên - Hiệu trưởng Trường phi công Bay Việt (thuộc Vietnam Airlines), TS Trần Tiến Anh - Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn… Chủ trì đề án là Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Hai phương án

Ông Nguyễn Thiện Tống cho hay việc “đặt hàng” các chuyên gia là để TP chủ động hơn trong đóng góp ý kiến phản biện, góp ý với Thủ tướng và bộ ngành liên quan đến vấn đề mở rộng, tăng công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất phù hợp với tình hình thực tế.

mo rong san bay tan son nhat tp hcm dat hang chuyen gia lap de an
Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía sân golf được cho là hợp lý. ẢNH: ĐỘC LẬP

Ngay sau cuộc họp, nhóm sẽ bắt tay thu thập số liệu để thực hiện đề án. Dự kiến cuối tháng 7.2017, nhóm sẽ báo cáo sơ bộ cho lãnh đạo TP để nắm tình hình và trong tháng 8.2017, TP báo cáo Thủ tướng.

Phi công Nguyễn Thành Trung cho biết hiện đang có 2 phương án phát triển, mở rộng sân bay về phía bắc: phương án thứ nhất là xây dựng thêm đường băng số 3. Phương án thứ 2 là không xây dựng đường băng số 3 mà chỉ xây dựng, mở rộng sân bay, thêm bãi đỗ, nhà ga và thay đổi cách điều hành sân bay để đạt hiệu quả nhất.

Trong 2 phương án này thì nhóm nghiên cứu vẫn thiên về phương án thứ 2, bởi phương án xây dựng đường băng số 3 rất tốn kém và phải giải tỏa nhiều hộ dân sinh sống gần sân bay.

“Nhiều người ngoài ngành không biết điều hành bên trong sân bay như thế nào. Thật ra hai đường băng cất và hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất còn thừa công suất nhiều lắm. Vấn đề là mình điều hành như thế nào để tăng khả năng cất, hạ cánh để tránh ùn ứ, tắc nghẽn và có lợi nhất cho hoạt động hàng không”, ông Trung nói.

Mở rộng về phía sân golf là hợp lý nhất

Theo ông Trung, hiện nay việc điều hành 2 đường băng chỉ mang lại tác dụng giống như 1 đường băng: 2 đường băng hiện không thể cất hạ cánh song song, giãn cách giữa các chuyến 10 miles (hơn 16 km) là quá dài dẫn tới 5 phút mới có 1 chuyến cất hạ cánh. Ông Trung đề xuất cần phải điều hành làm sao để 2 đường băng có thể cất hạ cánh song song, rút ngắn giãn cách giữa các chuyến xuống còn 5 miles (hơn 8 km). Nếu làm được điều này sẽ tăng số chuyến cất hạ cánh từ 12 chuyến/giờ lên 30 chuyến/giờ.

“Cũng có phương án mở rộng sân bay ra phía nam nhưng đất đâu mà mở. Tôi nghĩ phương án mở rộng sân bay về phía bắc, tức là vị trí sân golf bây giờ, là hợp lý nhất bởi đây là khu vực đất trống”, ông Trung nói thêm.

Ông Trung cho biết nhóm các nhà khoa học, chuyên gia không chỉ tính toán phương án hiệu quả mở rộng sân bay mà còn đưa ra phương án kết nối sân bay với hạ tầng giao thông ngoài sân bay, hạn chế thấp nhất tình trạng kẹt xe, tắc đường ở khu vực sân bay. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn sẽ chủ trì nhiệm vụ này.

Một lãnh đạo cấp sở của TP.HCM dự buổi làm việc cho hay các phương án mà chuyên gia đưa ra trong cuộc họp ít nhiều đã được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên, lần này Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị các chuyên gia phối hợp đưa ra các phương án tính toán với đầy đủ số liệu khoa học, chặt chẽ luận chứng, luận cứ để chứng minh ý kiến của mình, từ đó đưa ra phương án tối ưu trong việc nâng công suất khai khác sân bay.

Vị lãnh đạo trên cho hay thực tế sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào tình thế lưỡng nan như hiện nay một phần là do khâu dự báo, thống kê số liệu quá kém.

Không ai ngờ đến hết năm 2016 sân bay đón đến hơn 32 triệu lượt khách. Việc tăng trưởng quá nhanh như thế khiến một tổ chức nước ngoài khá uy tín cũng đưa ra dự báo không trúng về lượng khách nếu so với thời điểm hiện tại.

mo rong san bay tan son nhat tp hcm dat hang chuyen gia lap de an Đã ngưng mọi hoạt động xây dựng trong sân golf Tân Sơn Nhất

Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho biết, Bộ Quốc phòng đã ngưng tất cả các hoạt động xây dựng trong sân ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.