Theo báo cáo của Sapo, gần 36% cửa hàng chia sẻ kết quả kinh doanh 2018 không có sự tăng trưởng, chỉ dừng lại ở mức bằng năm ngoái và tệ hơn năm ngoái. Nếu như năm ngoái, doanh thu cửa hàng trung bình chỉ khoảng 1,2 tỉ đồng thì năm nay con số này là hơn 1,5 tỉ đồng. Trong đó, 39,2% cửa hàng có doanh thu từ các kênh online, chiếm nhiều hơn một nửa trong tổng doanh thu.
Với các cửa hàng có tăng trưởng, doanh thu trung bình năm 2018 đạt khoảng 1,7 tỉ đồng, trong khi các cửa hàng vẫn chia sẻ rằng không tăng trưởng (chỉ bằng hoặc thấp hơn năm ngoái). Năm 2017, các cửa hàng này có doanh thu trung bình thấp hơn, chỉ khoảng 1,3 tỉ đồng/năm.
Doanh thu các cửa hàng có phần giảm. |
Theo đánh giá của Sapo, cửa hàng thường có tỉ lệ tăng trưởng mạnh nhất vào những năm đầu tiên, đặc biệt trong vòng 1 - 2 năm khởi đầu. Sau đó, họ rất dễ đi vào thời kỳ bão hòa, tăng trưởng chậm dần hoặc không tăng trưởng, thậm chí đi lùi.
Đây là thách thức rất lớn đối với những người kinh doanh phải giữ vững tốc độ tăng trưởng khi doanh nghiệp đã đi vào ổn định, tiếp tục lựa chọn “con đường mòn” hay luôn phải đổi mới, tìm cho mình những cách thức, hướng đi mới trong kinh doanh để đảm bảo tỉ lệ tăng trưởng tốt nhất.
Năm 2018 là năm nổi bật của các sàn thương mại điện tử (TMĐT), khi “cuộc chiến” giữa các sàn ngày càng trở nên gay cấn. Đây cũng là một trong bí kíp để các cửa hàng tăng trưởng nhưng cũng là rào cản với nhiều cửa hàng chưa biết tận dụng lợi thế của kênh này khi cho rằng chính sự cạnh tranh về giá, vận chuyển của các sàn lại là nguyên nhân khiến họ khó khăn hơn để bán được hàng trong năm vừa qua.
Xét về mức độ được sử dụng, top 5 kênh bán hàng được sử dụng phổ biến nhất của các cửa hàng lần lượt là Facebook (87%), website (82%), cửa hàng/showroom (80%), đại lý/cộng tác viên (60%) và các sàn giao dịch TMĐT (58%).
Top 5 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng phổ biến nhất bao gồm tiếp thị, quảng cáo trên Facebook (80,5% có sử dụng), tổ chức chương trình tiếp thị tại cửa hàng (59,8%), SEO website (51,1%), đăng bài trên các diễn đàn, trang rao vặt (51,1%) và chạy quảng cáo Google (50,6%).
Xét về các kênh tiếp thị được những cửa hàng có sử dụng đánh giá hiệu quả tốt đứng đầu là tiếp thị quảng cáo trên Zalo với 55,1% cửa hàng có sử dụng đánh giá mang lại hiệu quả tốt, sau đó là đăng bài trên các diễn đàn rao vặt (53,9%) và phát tờ rơi/poster (51,5%).
Khảo sát cũng cho thấy các cửa hàng có tăng trưởng đầu tư ngân sách quảng cáo nhiều hơn so với các cửa hàng không tăng trưởng đặc biệt trong hai kênh Sàn TMĐT và Facebook.
Cụ thể, ở các cửa hàng có tăng trưởng, trung bình ngân sách tiếp thị trong năm 2018 chi cho các kênh Sàn là gần 23 triệu đồng/năm, kênh Facebook là hơn 65 triệu đồng/năm. Trong khi đó, các cửa hàng không tăng trưởng chi ngân sách cho kênh Sàn và kênh Facebook lần lượt ở mức gần 17 triệu đồng và 52 triệu đồng.
Người giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh hàng đầu thế giới
Số người có tài sản từ một đến gần 30 triệu USD tại Việt Nam được dự báo tăng 10% mỗi năm. |
Từ bán sách, tỉ phú 'ngoại tình' giàu nhất thế giới Jeff Bezos đã xây Amazon thành công ty tỉ USD thế nào?
Bỏ vị trí phó chủ tịch tại một công ty tài chính, tỉ phú Jeff Bezos mạo hiểm khởi nghiệp bán sách tại Amazon. Sau ... |
Người đàn ông bắt dế 'gáy' ra tiền
Từ một người tay ngang, anh Tùng đã theo đuổi nghề nuôi dế và trở thành ông chủ trang trại dế rộng hơn 400m2. Ông ... |