(Ảnh minh họa: Tạp chí GTVT). |
Với ngành giao thông, hiện thị phần đường sắt đang chiếm rất thấp so với đường bộ, hàng không và đường thủy. Theo Bộ GTVT, định hướng đến năm 2020, ngành này sẽ tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt hiện có.
Cụ thể là việc ưu tiên nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam để đạt tốc độ 50 - 60 km/h đối với tàu hàng và 80 - 90km/h đối với tàu khách; đồng thời, nâng cấp, cải tạo các nhà ga đường sắt trọng điểm, các nhà ga có lượng hành khách lớn.
Cũng trong giai đoạn này, ngành giao thông sẽ nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam.
Đối với tuyến đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT ưu tiên chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Sài Gòn.
Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Bộ GTVT định hướng triển khai xây dựng mới (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 - 200 km/h) đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai.
Giai đoạn này cũng sẽ ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn.
Đáng chú ý là tầm nhìn đến năm 2050, ngành giao thông đặt mục tiêu "phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435mm trên trục Bắc - Nam.
Sau năm 2050 sẽ triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h và hiện đại hóa mạng lưới đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hành khách địa phương và hàng hóa.
Theo Bộ GTVT, năm 2016 đến năm 2020, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt trong tổng thể ngành giao thông vận tải là 23.218/208.092 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, vừa qua Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bố trí 7.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 để thực hiện 4 dự án đường sắt quan trọng nhằm đảm bảo an toàn giao thông và từng bước cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM.
"Hiện, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư nhằm sớm triển khai dự án, phát huy hiệu quả nguồn vốn được bố trí", Bộ GTVT thông tin thêm.
Đường sắt đô thị được kỳ vọng giải quyết ùn tắc giao thông. (Ảnh: Di Linh) |
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tại quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội và TP HCM, dự kiến tại Hà Nội sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km.
Nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.
Tại TP HCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô với chiều dài khoảng 173 km, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (Tramway hoặc Monorail) với chiều dài khoảng 57 km.
Mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 19 tuyến đi qua địa bàn 34 tỉnh/thành phố và được phân bố theo các tuyến chính: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long và một số tuyến nhánh như: Bắc Hồng - Văn Điển, Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Đà Lạt - Trại Mát, Diêu Trì - Quy Nhơn.
Tổng chiều dài là 3.143 km (trong đó 2.703 km đường chính tuyến) và có 277 ga; bao gồm 03 loại khổ đường: khổ đường 1.000 mm (chiếm 85%), khổ đường 1.435 mm (chiếm 6%), khổ đường lồng 1.000 mm và 1.435 mm (chiếm 9%). Mật độ đường sắt đạt khoảng 7,9 km/1000 km2. Hiện nay, có 02 tuyến kết nối với đường sắt Trung Quốc: tại Đồng Đăng (tuyến Hà Nội – Đồng Đăng) và tại Lào Cai (tuyến Hà Nội - Lào Cai). |
Bị đề nghị bồi thường 41,2 tỉ đồng, Grab 'rất thất vọng'
Giám đốc Grab tại Việt Nam bày tỏ thất vọng trước việc bị đề nghị bồi thường 41,2 tỉ đồng trong vụ kiện với Vinasun. |
Bộ Công an: Có 'nhóm lợi ích', doanh nghiệp 'sân sau' gây thiệt hại lớn tài sản nhà nước
Bộ Công an cho biết có tình trạng các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông ... |
Đường hỏng quá hạn không sửa sẽ bị dừng thu phí
Đường hỏng quá hạn không sửa chữa sẽ bị dừng thu phí là nội dung trong công điện mới đây của Bộ GTVT để đảm ... |
Mương Phan Kế Bính: Từ địa điểm kinh doanh, buôn bán thành bãi trông xe
Sau khi các công trình vi phạm bị phá dỡ, dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (Ba Đình, Hà Nội) đã trở thành ... |