Mua 7 chỉ vàng \"bốc hơi\" còn 6 chỉ: Liệu có phải nhầm lẫn “hãn hữu” ở Bảo Tín Minh Châu?

Liên quan đến vụ Bảo Tín Minh Châu bán "nhầm" 6 chỉ vàng cho khách mua 7 chỉ,  nhiều người đặt câu hỏi, việc trao nhầm kiềng vàng của Bảo Tín Minh Châu chỉ đơn thuần là nhầm lẫn của nhân viên hay là “mánh lới” gian lận của cửa hàng?

Tin tức trên báo Bizlive, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đã gửi lời xin lỗi chân thành tới gia đình anh Vinh (chị Linh) về sai sót của doanh nghiệp diễn ra từ ngày 26/8 đến ngày 2/8 vừa qua khi gia đình này đi bán chiếc kiềng 6 chỉ giá 7 chỉ.

Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng đã xin lỗi về thái độ không đúng mực và cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của một nhân viên bán hàng của công ty.

Theo đó, sau khi rà soát, Bảo Tín Minh Châu cho biết, đã tìm ra sai sót trong vụ việc này như sau:

Ngày 24/3/2016, gia đình anh chị đã mua 01 sản phẩm kiềng vòng 999,9 trọng lượng vàng 7,040 chỉ, giấy đảm bảo vàng số 0050555 nhưng do sơ suất, nhân viên bán hàng Nguyễn Diệu Anh đã giao nhầm cho anh chị anh Vinh (chị Linh) 01 sản phẩm kiềng vòng 999,9 trọng lượng vàng 6,23 chỉ.

Ngày 26/3/2016 bà Đào Thanh Hằng (số nhà 14 Tân Mai –Hoàng Mai - Hà Nội) đã mua 01 sản phẩm kiềng vòng 999,9 trọng lượng vàng 6,23 chỉ, giấy đảm bảo vàng số 0050259 nhưng nhân viên bán hàng Nguyễn Diệu Anh đã giao nhầm cho bà Hằng 01 sản phẩm kiềng vòng 999,9 trên đó ghi trọng lượng vàng 7,040 chỉ.

Tuy nhiên, theo như phản ảnh của chị Linh trong quá trình làm việc với Bảo Tín Minh Châu thì thư xin lỗi của doanh nghiệp chưa lý giải được nhiều “câu hỏi” của khách hàng

ba

tin nhap 20160831223859
Việc trao nhầm kiềng vàng của Bảo Tín Minh Châu chỉ đơn thuần là nhầm lẫn của nhân viên?!

.Ngày 26/8, khi chị Linh đi bán chiếc kiềng thì nhân viên đã không có động thái kiểm tra theo quy trình mà rời lại đến ngày hôm sau mới giải quyết.

Tới ngày hôm sau, dù đã mang chiếc kiềng đi kiểm định, kiểm tra cụ thể thì nhân viên cửa hàng vẫn không nhận trách nhiệm và đưa yêu cầu chỉ mua lại sản phẩm với giá trị thực của nó là 6 chỉ, phủ nhận giá trị của giấy chứng nhận.

Sau khi đưa lên công an phường, nhân viên cửa hàng Bảo Tín Minh Châu mới nhận sai và chịu mua chiếc kiềng “6 chỉ” vàng kia với giá trị ghi trong giấy chứng nhận là 7 chỉ.

Như vậy, giấy chứng nhận vàng của Bảo Tín Minh Châu có giá trị như thế nào, khi nhân viên cửa hàng còn không chấp nhận giá trị chứng nhận của nó với khách đi bán vàng?

Nhầm lẫn này có phải“hãn hữu” ở Bảo Tín Minh Châu?

Giải thích của Bảo Tín Minh Châu rằng nhân viên bán nhầm 2 lần 2 sản phẩm trong khoảng thời gian 3 ngày gần nhau mà không bị phát hiện.

Trong khi trên thực tế, quá trình mua bán vàng khá chặt chẽ, nhân viên kiểm tra thông tin rất kỹ lưỡng, cân lượng cẩn thận, do vậy việc Bảo Tín Minh Châu giải thích khó có thể coi là lý do "hợp lý".

Như vậy, thực chất lỗi sai là do nghiệp vụ của nhân viên hay do lỗi kỹ thuật từ phía doanh nghiệp? Bởi sau mỗi ngày, doanh nghiệp đều phải kiểm tra lại những sản phẩm đã bán ra và giấy tờ phát hành, vậy mà vẫn không phát hiện được sự “không khớp” này?

Trong 3 ngày mà đã có tới 2 sản phẩm bán nhầm mà không ai phát hiện cho tới khi khách hàng phản ánh? Liệu sự nhầm lẫn này có phải là “hãn hữu” ở Bảo Tín Minh Châu?

Câu hỏi đặt ra là: Việc không cân lại trọng lượng vàng trước mặt khách mà chỉ dựa vào các thông số kỹ thuật trên sản phẩm, liệu có dễ dàng dẫn tới khả năng nhầm lẫn trong quá trình xuất hàng hay không, nhất là khi nhân viên của cửa hàng chưa cẩn thận, không chuyên nghiệp, bỏ qua khâu đối chiếu, cân kiểm tra trọng lượng với giấy đảm bảo vàng?

Thêm vào đó, khách hàng chỉ phát hiện ra sau khi có nhu cầu về tiền mặt, quay lại “chính chủ” cửa hàng để bán lại, nhiều người tiêu dùng băn khoăn: Liệu còn bao nhiêu khách hàng nữa của Bảo Tín Minh Châu đang giữ vàng trong tay và không ngoại trừ trường hợp họ cũng có thể là “nạn nhân” của việc nhầm lẫn giống như trường hợp của anh Vinh và bà Hằng mà báo chí đã phản ánh những ngày gần đây?

Ngoài ra, cũng không ít người dùng đặt dấu chấm hỏi về việc: Có hay không chiêu “cố tình bán điêu” trong quá trình giao dịch của Bảo Tín Minh Châu? Liệu có hay không trường hợp, công ty kinh doanh vàng “găm” vàng để nhằm thao túng thị trường, tức ghi trên giấy tờ sản phẩm kiềng vàng 7 chỉ nhưng chỉ giao sản phẩm thực với trọng lượng 6 chỉ, “ăn bớt” 1 chỉ vàng để tích trữ trong kho?

Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, một chuyên gia trong ngành vàng, ông Nguyễn Quang Lực, cửa hàng trưởng công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam chia sẻ: Ông cũng theo dõi thông tin trên báo chí về vụ việc này những ngày qua. Ông Lực nhận định: Công ty Bảo Tín Minh Châu có sự nhầm lẫn chứ không phải là gian lận. Nguyên nhân ở đây là do khâu tổ chức của đội ngũ nhân viên không chặt chẽ dẫn tới sự việc đáng tiếc như vừa rồi.

“Giả sử trên chiếc kiềng mà khách hàng Vinh mua có đóng dấu “7 chỉ” nhưng khi cân lên trọng lượng lại chỉ được “6 chỉ” thì đây lại là một vấn đề khác về chất lượng của vàng và họ sẽ sai ở khâu sản xuất, theo đó, người dùng có thể đặt dấu chấm hỏi về chiêu “găm” vàng của công ty.

Nhưng ở đây, trên sản phẩm vẫn ghi “6 chỉ” (cân lên được đúng 6 chỉ) nên khả năng “găm vàng” ở đây là rất khó nói. Cái sai của Bảo Tín Minh Châu trong vụ việc lần này là người bán không đối chiếu mã trên sản phẩm với hóa đơn bán hàng” – ông Lực nhấn mạnh.

Ann Yên (Tổng hợp)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.