Mua phải hàng rởm, người tiêu dùng phải làm gì?

Nếu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất bị lỗi thì doanh nghiệp phải tiến hành đổi trả hàng hoặc hoàn tiền và bồi thường cho khách hàng.

Thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, rồi đến các sự cố sản phẩm lỗi, khuyết tật… khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng, yên tâm. Đặc biệt, chính người tiêu dùng cũng tỏ ra lúng túng và không biết phải xử lý như thế nào khi phát hiện ra sản phẩm lỗi, sản phẩm “có vấn đề”. Người tiêu dùng họ cảm thấy quyền lợi chính đáng của mình bị xâm phạm nhưng họ chỉ biết hoặc là nhẫn nhịn hoặc là quá bức xúc rồi hành động thiếu suy nghĩ.

Vậy người tiêu dùng phải làm gì khi mua phải hàng hóa “khuyết tật”?

Căn cứ pháp lý

- Luật Xử lý vi phạm hành chính

- Luật Thương mại

- Luật Doanh nghiệp

- Luật Giao dịch điện tử

- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP

- Nghị định 124/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khi mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán hàng cho mình yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường, đồng thời thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

Trường hợp hai bên phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng nên làm đơn tố cáo kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để yêu cầu xử lý.

tin nhap 20160908213130
Mua phải hàng rởm, người tiêu dùng phải làm gì? - Ảnh minh họa.

Theo pháp luật hiện hành, những hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bị nghiêm cấm, nếu vi phạm thì tùy theo tính, mức độ vi phạm mà bị khiếu nại, tố cáo, bị khởi kiện, bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp và có quyền yêu cầu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả; trường hợp có phát sinh tranh chấp thì có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, trường hợp xác định sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất bị lỗi thì doanh nghiệp phải tiến hành đổi trả hàng hoặc hoàn tiền và bồi thường cho khách hàng. Thậm chí, cần công khai xin lỗi khách hàng và kiểm tra lại sản phẩm của mình đã sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất và có giải pháp khắc phục hậu quả. Nếu khách hàng không chấp nhận đổi trả hàng và bồi thường mà yêu cầu doanh nghiệp phải trả một khoản tiền lớn để đổi lại sản phẩm lỗi hoặc đe dọa doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên có cách xử lý tích cực, giải thích cho khách hàng hiểu rõ các quy định của pháp luật đối với hành vi của khách hàng, những hậu quả pháp lý mà khách hàng có thể phải gánh chịu trước khi đưa nhau ra tòa.

Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP tùy từng mức độ hành vi vi phạm mà có thể phạt tiền, tịch thu hàng hóa, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh.

Ngoài quy định về xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng như sau:

"1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng."

Hoặc cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

"1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng phải cẩn thận trong việc lựa chọn loại hàng hóa, sản phẩm cần mua và nên tìm kiếm địa điểm mua hàng hóa đáng tin cậy.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.