Ngày 1/5, cảnh sát thành phố Charlotte-Mecklenburg, bang North Carolina, cho hay một vụ xả súng đã xảy ra tại Đại học North Carolina-Charlotte và một sinh viên đã dũng cảm ngăn chặn kẻ nổ súng, cứu sống được nhiều người.
Theo cảnh sát trưởng Kerr Putney, vụ xả súng xảy ra vào tối 30/4 trong phòng học thuộc khuôn viên Đại học North Carolina vào thời điểm có nhiều sinh viên đang có mặt tại đây. Trystan Terrell, 22 tuổi, một cựu sinh viên của trường này, đã bất ngờ đi vào và nổ súng vào các sinh viên.
Ngay sau đó, một sinh viên chuyên ngành môi trường là Riley Howell đã cố gắng khống chế kẻ tấn công. Trong lúc giằng co với kẻ nổ súng, nam sinh viên này bị thương nặng và tử vong ngay tại hiện trường.
Vụ xả súng cũng khiến ít nhất hai sinh viên của trường Đại học North Carolina-Charlotte thiệt mạng. (Ảnh: thedailybeast.com).
Ông Putney cho biết Howell đã vận dụng biện pháp được học để xử lý tình huống khi bị tấn công, nhưng không may anh đã thiệt mạng.
Vụ xả súng cũng khiến một sinh viên khác thiệt mạng và 4 sinh viên khác bị thương, trong đó có một người Saudi Arabia, bị thương. Cảnh sát đã nhanh chóng bắt giữ tên Terrell.
Cảnh sát trưởng Putney cho hay vẫn chưa rõ nguyên nhân của sự việc. Người phát ngôn của Đại học North Carolina-Charlotte cho hay đối tượng Terrell từng theo học tại Đại học North Carolina-Charlotte, nhưng vừa mới bỏ học.
Theo cảnh sát, tên này không có trong danh sách theo dõi và khẩu súng gây án được mua hợp pháp.
Terrell đã bị cáo buộc 2 tội danh giết người và 4 tội danh âm mưu giết người. Gia đình Terrell cho hay tên này không hòa đồng với mọi người.
Thống kê tình trạng bạo lực súng đạn ở Mỹ trong năm 2018 đã cho thấy một con số đáng báo động với 262 vụ xả súng hàng loạt thì có tổng cộng 94 vụ xả súng tại các trường học của Mỹ năm 2018, tăng 60% so với năm 2006. (Ảnh: Bustle).
Chỉ trước đó vài ngày, ít nhất 7 người trúng đạn, trong đó có một nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở thành phố Baltimore, bang Maryland, nước Mỹ.
AP dẫn lời phát ngôn viên Sở Cảnh sát Baltimore, ông Chakia Fennoy cho biết giới chức nhận được cuộc gọi thông báo về vụ xả súng xảy ra trong một nhà hàng trên đại lộ Edmondson vào khoảng 17h ngày 28/4 (giờ địa phương).
Vào ngày 24/3, theo cảnh sát San Francisco, vụ xả súng xảy ra lúc khoảng 8 giờ 40 phút tối (giờ địa phương) tại phố Fillmore.
Một nạn nhân chết ngay tại hiện trường vụ xả súng. 3 người bị thương đã được chuyển tới bệnh viện địa phương trong đó có 1 người đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Năm 2016, có 10,6 người chết vì súng trên 100.000 dân Mỹ.
Thống kê tình trạng bạo lực súng đạn ở Mỹ trong năm 2018 đã cho thấy một con số đáng báo động với 262 vụ xả súng hàng loạt thì có tổng cộng 94 vụ xả súng tại các trường học của Mỹ năm 2018, tăng 60% so với năm 2006.
Hai trong số các vụ tấn công súng học đường đẫm máu nhất trong năm nay là vụ xả súng tại trường Marjory Stoneman Douglas ở thành phố Parkland, bang Florida, khiến 17 người thiệt mạng và vụ xả súng tại trường trung học Santa Fe ở bang Texas cướp đi sinh mạng của 10 người.
Thuật ngữ xả súng hàng loạt cũng được quy định rõ khi có trên 4 người chết hoặc bị thương bởi một vụ xả súng mà không bao gồm kẻ tấn công.
Theo đó, năm 2015 có 335 vụ nổ hàng loạt. Năm 2016, có 382 vụ và năm 2017 có 346 vụ, tính từ năm 2013 cho tới nay, đã có hơn 1.800 vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ.
Một nghiên cứu chính thức cho thấy Mỹ đứng thứ 6 trên thế giới với số người thiệt mạng vì súng, người Mỹ đang quen dần với những bi kịch, vốn xảy ra ngày một thường xuyên hơn.
Những vụ xả súng thường xuyên được nhắc đến trên báo chí, truyền hình đã khiến người dân không còn quá bàng hoàng.
Các nước đứng phía trên là Brazil, Mexico, Colombia, Venezuela và Guatemala.
Một nghiên cứu chính thức cho thấy Mỹ đứng thứ 6 trên thế giới với số người thiệt mạng vì súng, các nước đứng phía trên là Brazil, Mexico, Colombia, Venezuela và Guatemala. (Ảnh: Splinter).
Theo số liệu thống kê của Mỹ, số người Mỹ bị chết bởi súng từ năm 1968 nhiều hơn số người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử của Mỹ. Đây là một điều rất bi thảm.
Đồng thời, Mỹ là quốc gia sử dụng súng nhiều nhất thế giới, với ước tính khoảng 270 triệu đến 310 triệu khẩu súng đang được lưu thông, nói cách khác tính bình quân đầu người thì gần như công dân nào của Mỹ cũng sở hữu một khẩu súng.
Điều đáng nói là Mỹ chưa đưa ra hành động chính trị cụ thể nào liên quan đến các biện pháp quản lý súng bởi tự do súng đạn trước nay vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm gây tranh cãi tại đây. Chính vì vậy, những vụ tiếp theo có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu tại đất nước này.